Giải Đáp Thắc Mắc Về Giống Lúa Lai B-TE1 Cho Vụ Mùa

Giống B-TE1 có xuất xứ từ đâu và được các cơ quan chức năng đánh giá như thế nào?
- Giống lúa lai Arize B-TE1 do Cty Bayer CropScience tại Ấn Độ lai tạo và sản xuất, B-TE1 đã được thử nghiệm qua chương trình khảo nghiệm giống Quốc gia và trình diễn trên diện rộng tại Việt Nam kể từ năm 2004. B-TE1 đã thể hiện được những ưu điểm như cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt, sức chống chịu sâu bệnh cao đặc biệt là bệnh bạc lá và đạo ôn. Giống B-TE1 là giống lúa lai duy nhất hiện nay nhận được nhiều phần thưởng uy tín: Cúp Vàng Nông nghiệp do Bộ NN-PTNT trao tháng 9/2007; cúp Bạn nhà nông do Bộ Công Thương trao tháng 12/2007 và cúp Bông lúa vàng Việt Nam 2008 do Bộ NN-PTNT trao ngày 29/4/2008.
Giống B-TE1 cấy được trên những chân đất nào?
- Đây là giống lúa thích ứng rất rộng, không chỉ phù hợp với chân đất trồng hệ Bác ưu, Xi 23, C70, C71 mà còn thích hợp các chân đất trồng các giống ngắn ngày như Khang dân 18, Q5… với điều kiện chân ruộng đó chủ động tưới tiêu và thời vụ gieo từ 5 - 25/6 hàng năm là phù hợp.
Có phải giống B-TE1 là giống sử dụng lượng hạt giống ít nhất hiện nay?
- Do hạt giống nhỏ, khối lượng 1.000 hạt chỉ 17- 18 gam và được xử lý bằng thuốc BVTV của Bayer nên tỷ lệ nảy mầm rất cao > 90% (thậm chí là 99%). Do vậy, trong vụ mùa 2007 rất nhiều hộ nông dân đã gieo 1 gói 800gam trên 40 m2 mạ dược đã cấy được 1,5 – 1,8 sào Bắc bộ. Đây là giống lúa lai đầu tiên sử dụng công nghệ lai tạo tiên tiến có chất lượng hạt giống cao, sử dụng lượng giống ít nên tiết kiệm được tiền giống cho bà con nông dân (nếu làm theo quy trình hướng dẫn thì tiền giống sẽ rẻ hơn trồng các giống lúa thuần trong vụ mùa 2008 này).
Sức chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh của B-TE1 như thế nào?
- Cty đã kết hợp với Viện Bảo vệ Thực vật và Trung tâm Khảo nghiệm Giống, sản phẩm Cây trồng và Phân bón Quốc gia để kiểm tra tính chống chịu sâu bệnh, kết quả như sau:
B-TE1 kháng đạo ôn (cấp 1), chống rầy nâu trung bình (cấp 5), chống bạc lá tốt hơn giống Bác ưu 903 là giống du nhập vào Việt Nam từ năm 1991 (đã 17 năm trồng ở miền Bắc Việt Nam nên đang bị thay thế dần vì nhiễm bệnh bạc lá nặng). Tuy nhiên, giống như các giống lúa thơm khác, giống B-TE1 cũng mẫn cảm với sâu đục thân. Do vậy, đề nghị bà con gieo cấy tập trung và đúng thời vụ như khuyến cáo để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Năm nay miền Bắc gặp 38 ngày rét đậm làm kéo dài TGST từ 10 -15 ngày. Ruộng của chúng tôi sẽ thu hoạch từ ngày 25 - 30 tháng 6, vậy có thể cấy giống lúa B-TE1 được không?
- Nếu thu hoạch muộn nhất là ngày 30/6/2008, chúng ta có 10 – 15 ngày làm đất. Nhiều địa phương yêu cầu cấy xong trước 10/7 thì chúng ta có thể áp dụng phương pháp gieo mạ dày xúc hoặc mạ dày nhổ sau 15 ngày chúng ta cấy vẫn đảm bảo thời vụ và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, năm nay hầu hết các ruộng làm đất chưa được ngấu đã phải cấy để đảm bảo thời vụ, để khắc phục hiện tượng ngộ độc đất do gốc rạ chưa hoai mục gây ra, bà con nông dân nên bón 10 - 15 kg vôi bột/sào Bắc bộ khi làm đất để cây lúa có thể sinh trưởng phát triển tốt.
Có thể bạn quan tâm

Lượng mưa năm 2015 bị thiếu hụt nghiêm trọng, những tác động của El Nino khiến sản xuất nông nghiệp năm 2016 đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn cao hơn bao giờ hết.

Từ đầu mùa mưa năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh nói chung và ở huyện Tuy Phước nói riêng ít xảy ra mưa lũ, là điều kiện thuận lợi để chuột phát sinh, phát triển gây hại các loại cây trồng. Bởi vậy, Tuy Phước đang ra sức diệt chuột trước khi bước vào vụ Ðông Xuân 2015-2016.

Tam Quan Bắc là 1 trong 6 xã biển của huyện Hoài Nhơn, là địa phương có đội tàu đánh bắt thủy sản xa bờ lớn nhất huyện, với 878 tàu cá tổng công suất 302.080 CV (chiếm gần 50% tổng công suất tàu thuyền hiện có trên địa bàn huyện).

Theo thông báo của Cục Thú y thuộc Bộ NN&PTNT, thời gian gần đây, tại nhiều địa phương trong toàn quốc đã xuất hiện dịch cúm gia cầm (DCGC), dịch lở mồm long móng, dịch “tai xanh” trên đàn gia súc; nguy cơ dịch bệnh bùng phát, lây lan ra diện rộng vào thời điểm cuối năm.

Nhờ nuôi dê, gia đình ông Hà Phước Khánh (thôn 6, xã Bình Dương, Thăng Bình) có được nguồn thu hàng trăm triệu đồng sau mỗi năm. Đáng kể hơn, từ nguồn thu này, gia đình đã nuôi các con ăn học thành tài.