Giá Trị Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Nhóm Hàng Gỗ Và Lâm Sản Tăng Gần 14%

Theo thống kê của Sở Công Thương, 6 tháng đầu năm 2014, giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của nhóm hàng gỗ và lâm sản xuất khẩu (G-LSXK) ước thực hiện gần 140 triệu USD, chiếm tỉ trọng 44,6%, đạt 46,5% kế hoạch năm và tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, số lượng dăm bạch đàn ước thực hiện 238 ngàn tấn, giá trị đạt 30,2 triệu USD (tăng gần 11%); khối lượng gỗ tinh chế ngoại thất ước thực hiện 54.200 m3, giá trị đạt gần 94 triệu USD (tăng 3,1%); khối lượng gỗ tinh chế nội thất ước thực hiện 5.200 m3, giá trị đạt gần 11 triệu USD (tăng gần 146%)…
Từ đầu năm 2014 đến nay, do các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu (EU) đã vượt qua khủng hoảng và nhu cầu dần tăng trưởng trở lại, đồng thời nhiều quốc gia e ngại sử dụng hàng Trung Quốc, chuyển đơn đặt hàng đồ gỗ ngoài trời sang Việt Nam, nên các doanh nghiệp của Bình Định có thêm cơ hội ổn định sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 3/6, tại Hà Nội, Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với Học viện Mekong (Thái Lan) đồng tổ chức Hội thảo “Nông nghiệp hợp đồng xuyên biên giới”.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của VN với 112.494 tấn, chiếm 56% tổng lượng xuất khẩu

Thời điểm này, người nuôi gia cầm đang trong cảnh “một cổ ba tròng”, những cái tròng thít lỏng hay chặt phụ thuộc vào đối tượng vật nuôi.

Sức tiêu thụ hiện tại trên hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đối với trái vải đang ở mức từ 10 - 15 tấn/ngày và dự đoán khi chính vụ sức tiêu thụ sẽ có khả năng tăng gấp đôi.

Thời kỳ đầu phát triển mắc ca, nông dân Trung Quốc cũng bị lúng túng trong lựa chọn giống, do thiếu hiểu biết nên rất nhiều diện tích trồng bằng giống thực sinh... Tôi chợt nghĩ bên đất nước mình, mắc ca trồng bằng cây thực sinh vẫn phổ biến, rồi đây những người nông dân đó sẽ phải trả giá đắt vì thiếu hiểu biết.