Đưa Cá Hồi Lên Nuôi Trên Núi Cao Tây Côn Lĩnh

Người Dao đến định canh, dựng nhà lập thành bản Nà Màu ở lưng chừng núi cao trên 1.600m nằm ven sườn núi cao Tây Côn Lĩnh(cao trên 2.300m so mực nước biển) đã nhiều đời nay. Tuy sống ở vùng núi cao quanh năm mây phủ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nhưng người Dao ở bản Nà Màu chịu thương, chịu khó biết làm ruộng bậc thang mỗi năm cho cấy một vụ lúa mùa có thóc ăn quanh năm, biết trồng cây chè bán lấy tiền sắm vật dụng cho sinh hoạt và 5 năm trở lại đây biết trồng thảo quả dưới tán rừng để thoát nghèo... đã không còn là chuyện lạ. Tuy nhiên, chuyện anh Đặng Văn Chạy, người Dao ở bản đặc biệt khó khăn Nà Màu(xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên) bạt sườn núi, khênh đá xây ao rồi đưa cá hồi về nuôi trên đỉnh Tây Côn Lĩnh cho đến nay quả là "chưa bình thường".
Từng trải qua quân ngũ trở về bản, anh Chạy biết chữ và thường xuyên nghe đài, xem ti vi, đọc báo nên biết ở Sa Pa (Lào Cai) nhiều người nuôi cá hồi cho thu nhập cao. Sau nhiều ngày suy nghĩ anh thấy bản mình cũng có những điều kiện như những nơi đã nuôi cá hồi như: Nước trong, quanh năm mát lạnh. Thế là anh đi xe máy sang Sa Pa tìm đến những điểm nuôi cá hồi tìm hiểu và học, hỏi. Trở về anh đã vận động cả nhà và nhờ anh em trong bản cùng anh bạt đất núi ven suối, khênh, vần đá xếp làm làm ao.
Do độ đốc lớn, khó làm ao to, anh đã tự nghĩ làm ao theo kiểu như làm ruộng bậc thang. Dựa vào sườn núi, anh cho làm xong ao bậc cao rồi mới làm tiếp các ao bậc thấp kế tiếp. Có ao rồi, anh tập trung vốn có từ trước, bán thêm trâu lấy tiền sang Sa Pa mua giống cá hồi về nuôi. Trên 500 con cá hồi giống được anh đưa từ Sa Pa về thả trong ao. Như đáp lại tấm lòng người nuôi, lũ cá khi anh Đặng Chạy mua về mới có trọng lượng 200 đến gần 300g được sống trong nguồn nước trong mát, lại được cho ăn đầy đủ đã lớn nhanh, chỉ sau hơn 6 tháng đã có trọng lượng gần và hơn 1kg.
Nhưng niềm vui chưa kịp đến với người nuôi cá thì “ông trời” đổ trận mưa to gây lũ và cuốn đi tất cả và những cái ao bậc thang đẹp như tranh giờ chỉ là vạt đất nham nhở. Không nản, anh Chạy biết tìm cách chống lại “ông trời”. Những cái ao lại được anh và người nhà, người trong bản cần cù xây dựng lại. Những ao này được xây cách xa suối nước và được xây bờ bằng đã gắn xi măng, nguồn nước nuôi cá được lấy từ mương dẫn về. Với cách này mỗi khi mưa anh Chạy chỉ cần ngắt nước vào ao là tránh được nước lũ. Đầu năm 2010, anh lại đi mua trên 1.000 con cá giống về nuôi.
Chỉ sau hơn 8 tháng nuôi, cá đã có trọng lượng từ 1,2 kg đến gần 1,5 kg. Theo thời giá hiện nay mỗi kg cá hồi bán giao cho các nhà hàng có giá từ 450.000 đ đến 500.000 thì ao cá nhà anh Đặng Văn Chạy cho thu không ít. Anh Đặng Văn Chạy cho biết khi xuất bán hết số cá này, có vốn anh sẽ mở rộng thêm nhiều ao. Nhìn cách làm ăn của anh Đặng Chạy nhiều nhà trong bản đã học làm theo, họ đã đào sẵn ao và nhờ anh Chạy đi mua giúp giống cá về nuôi. Những bản người Dao khác sống ven sườn núi Tây Côn Lĩnh như: Nà Tạu, Mầu Phìn, Xà Phìn...cũng đã đến xem anh Chạy nuôi cá hồi và về cũng đã đào ao để nuôi cá hồi.
Anh Đặng Chạy nói: Mình sẽ giúp bà con người Dao ven núi này cách nuôi cá hồi đúng kỹ thuật, có thu nhập và mình hy vọng sau này những bản người Dao này sẽ là vùng cung cấp cá hồi cho thị trường. Theo mình đây cũng là một cách làm giàu bền vững ở vùng cao.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ một số nhà vườn trồng thanh long tại các huyện Xuân Lộc, Trảng Bom (Đồng Nai), giá thanh long ruột đỏ bán tại vườn hiện dao động ở mức 15-20 ngàn đồng/kg, tăng khoảng từ 7-10 ngàn đồng/kg; thanh long ruột trắng hiện có giá từ 7-10 ngàn đồng/kg, tăng từ 3-5 ngàn đồng/kg so với thời điểm giữa tháng 6-2014.

Thời gian gần đây, người dân ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của nhiều hộ dân.

Thông qua trung tâm nông nghiệp huyện, từ đầu năm đến nay, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ người dân trên địa bàn huyện Đam Rông phát triển sản xuất, chăn nuôi trong các chương trình dự án lên đến trên 3,996 tỷ đồng, bao gồm: Chương trình trợ giá cây giống cà phê Robusta, sầu riêng giống mới cho người dân các xã Đạ Tông, Đạ M’rông, Liêng S’rônh, Rô Men, Phi Liêng, Đạ K’Nàng, với tổng kinh phí 322,5 triệu đồng;

Thôn Ánh Mai 3 (xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc) được nhiều người quen gọi là “Xóm Ao”. Bởi tại đây có rất nhiều nông hộ đang triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình thả cá kết hợp chăn nuôi, với khoảng 10ha diện tích ao hồ. Trong số đó có anh Nguyễn Phúc Lợi.

Trong những năm gần đây, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Sơn có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn huyện có hơn 40 nghìn ha rừng được bảo vệ và phát triển tốt. Mỗi năm huyện trồng mới hàng nghìn ha rừng, góp phần giữ ổn định tỷ lệ che phủ rừng.