Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Tôm Nguyên Liệu Tăng Trở Lại

Giá Tôm Nguyên Liệu Tăng Trở Lại
Ngày đăng: 14/06/2014

Tôm nguyên liệu miền Tây đang tăng giá trở lại sau hơn một tháng giảm mạnh khiến bà con thua lỗ.

Trao đổi với VnExpress chiều 12/6, đại diện Công ty Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Tân Phong Phú ở Bạc Liêu cho biết giá tôm thẻ chân trắng tăng 15.000-17.000 đồng mỗi kg.

Loại 100 con một kg từ 75.000-77.000 đồng tăng lên 100.000-105.000 đồng mỗi kg; loại 50-60 con một kg bán giá 120.000-125.000 đồng mỗi kg.

Đối với tôm sú loại 30 con một kg tại Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng giá tăng từ 225.000 đồng lên 235.000-240.000 đồng mỗi kg. Tôm sú 20 con một kg giá 255.000 – 260.000 đồng.

Ông Trần Hòa Hội ở xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) cho biết, tuy giá tôm thẻ tăng nhưng so với cùng kỳ năm trước vẫn còn rất thấp, trong khi giá thức ăn và thuốc thú y thủy sản tăng 10-15% khiến nông dân chưa có lãi. Theo ông Hội, giá tôm thẻ cao nhất ở miền Tây gần nhất là vụ tôm 2013. Khi đó loại 100 con một kg bán được 150.000 đồng và loại 50-60 con một kg có giá 180.000-200.000 đồng.

Theo nhiều nông dân, giá tôm năm trước cao nên năm nay diện tích tôm thẻ chân trắng ở miền Tây tăng mạnh. Khoảng một tháng nay các tỉnh ven biển thu hoạch đồng loạt, nhiều nơi trúng mùa khiến giá tôm thẻ giảm mạnh.

"Thẻ chân trắng nuôi khoảng 2 tháng đạt trọng lượng 100 con một kg. Nuôi 2 tháng hoặc đến gần 3 tháng tôm đạt từ 50-80 con một kg và lúc này tốn thức ăn rất nhiều, chi phí cao. Giá năm nay không thể so bì với năm trước được vì nhiều người nuôi, mong sao giá tăng thêm từ 20.000-25.000 đồng một kg là bà con có lãi tốt", một nông dân chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Ngư Dân Phú Quốc Nuôi Cá Lồng Bè Đạt Hiệu Quả Cao Ngư Dân Phú Quốc Nuôi Cá Lồng Bè Đạt Hiệu Quả Cao

Thực hiện Nghị quyết Trung ương (khóa X) của Đảng về phát triển kinh tế biển, ngư dân đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã nuôi gần 500 lồng cá bớp thương phẩm, giúp người dân vươn lên làm giàu.

29/08/2012
Thuận Thành Chủ Động Tưới Tiêu Cho Sản Xuất Vụ Mùa Thuận Thành Chủ Động Tưới Tiêu Cho Sản Xuất Vụ Mùa

Huyện Thuận Thành đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động các biện pháp chống úng và tích cực, linh hoạt trong công tác chống hạn với phương châm: cao, xa tưới trước; thấp, gần tưới sau, tập trung tưới nhanh gọn và đủ. Các trạm bơm lớn bơm rút dưới, các trạm bơm nhỏ tranh thủ tận dụng nguồn nước trên kênh tiêu để bơm tưới, hạn chế sự xâm nhập nước ngoại lai, trừ trường hợp phải tạo nguồn cho trạm bơm lớn hoạt động.

02/08/2013
Lúa Năng Suất Cao Phát Huy Hiệu Quả Ở U Minh Hạ Lúa Năng Suất Cao Phát Huy Hiệu Quả Ở U Minh Hạ

Trước đây, nông dân ở U Minh Hạ (Cà Mau) canh tác nông nghiệp theo lối truyền thống cho năng suất lúa bấp bênh, chất lượng gạo kém. Kể từ năm 2008 đến nay, tỉnh Cà Mau thực hiện bố trí các giống lúa chủ lực kết hợp việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân cải thiện đáng kể năng suất cây trồng, chất lượng lúa gạo đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu.

30/08/2012
Trồng Khoai Trên Đất Lúa Trồng Khoai Trên Đất Lúa

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào. Vào dịp Tết khoai sáp tiêu thụ mạnh từ 13.000 - 15.000 đ/kg, lãi gần gấp đôi ngày thường. Vụ Tết vừa qua, với 3 sào khoai sáp, năng suất đạt 1,5 tấn/sào, bán 14.000 đ/kg, trừ chi phí ông Thơm lãi hơn 30 triệu.

16/04/2013
Nuôi Tằm Vôi Hướng Đi Mới Của Nhiều Nông Dân Nuôi Tằm Vôi Hướng Đi Mới Của Nhiều Nông Dân

Trồng dâu, nuôi tằm lâu nay vốn là nghề quen tay đối với nhiều nông dân ở Nghĩa Hành. Thế nhưng những năm gần đây, thay vì nuôi tằm kén như truyền thống, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tằm vôi – một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

17/06/2013