Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá thịt gà trong nước dần ổn định

Giá thịt gà trong nước dần ổn định
Ngày đăng: 07/10/2015

Giá gà công nghiệp tăng nhẹ

Những ngày vừa qua, trên cả nước ghi nhận sự tăng giá của mặt hàng gà công nghiệp với mức tăng trung bình khoảng 10% so với những tháng trước đây.

Theo đại diện Trại gà Việt Cường thuộc Công ty Cổ phần giống gia cầm Việt Cường (huyện Đông Anh, Hà Nội), từ cuối tháng 9 đến nay, giá gà công nghiệp dao động ở mức 28.000 – 29.000 đồng/kg, tăng 3.000 – 4.000 đồng/kg so với khoảng 2 tháng trước đây.

Còn tại Đồng Nai, Bình Định…, nhiều chủ trang trại chăn nuôi phấn khởi: Nhiều tháng trước, giá gà công nghiệp chỉ ở mức 20.000 – 21.000 đồng/kg do sự cạnh tranh từ gà nhập khẩu Mỹ.

Cuối tháng 8, giá gà công nghiệp mới tăng lên mức 24.000 đồng/kg. Hiện, giá gà bán tại trại đang ở mức 29.000 – 29.500 đồng/kg.

Nguyên nhân chính dẫn đến khởi sắc của thị trường chăn nuôi gia cầm được các chủ trang trại lý giải do chuẩn bị bước vào mùa cuối năm, nhu cầu của người dân tăng cao… nên giá gà có nhiều chuyển biến tích cực.

Bên cạnh đó, từ đầu tháng 8, lượng thịt gà nhập khẩu cũng được hạn chế đã tác động đến giá gà trong nước.

Tuy nhiên, ông Lê Thanh Phương - Giám đốc phụ trách chăn nuôi của Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam (Tập đoàn Leong Hup, Malaysia) - cho biết:

Chi phí sản xuất cho 1 kg gà thịt nguyên lông là 26.400 (1,2 USD) đồng/kg tương đương với chi phí của một số nước lân cận như Thái Lan, Indonesia…

Sau khi đã chế biến (hao hụt 18%), cộng với giá nhân công, điện nước, vận chuyển… thì tổng chi phí lên tới 32.200 đồng/kg.

Như vậy giá bán trên thị trường phải từ 34.000 – 35.000 đồng/kg thì mới có lãi. Do đó, dù giá có tăng như hiện nay người chăn nuôi vẫn đang phải chịu lỗ.

Tập trung chăn nuôi gia cầm thế mạnh

Trong khi gà công nghiệp vẫn loay hoay ở mức “lỗ” thì giá thả vườn vẫn giữ được ổn định từ đầu năm đến nay. Khảo sát trên thị trường, giá gà vườn dao động ở mức 65.000 – 75.000 đồng/kg (bán buôn) và 85.000 – 95.000 đồng/kg (bán lẻ).

Phần lớn chủ các trang trại đều nhận định: Nếu không bị ảnh hưởng từ dịch bệnh thì từ nay đến hết năm, giá gà thả vườn sẽ không thay đổi nhiều.

Hiện nay, sản phẩm gà thả vườn vẫn đang chiếm 70% giá trị sản xuất, khoảng 30 – 35 tỷ đồng/năm (560.000 - 620.000 tấn/năm).

Dù gà thả vườn có đặc điểm nuôi lâu, cân nhẹ nhưng bù lại giá thức ăn chăn nuôi lại rẻ hơn, phù hợp với địa hình, kỹ thuật chăn nuôi trong nước và giá thành lại cao hơn hẳn so với gà công nghiệp.

Ngoài ra, gà thả vườn vẫn phù hợp với thị hiếu của đại đa số người Việt.

Tại Hội thảo Hiện trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi gà giai đoạn 2015 – 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức mới đây, ông Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng Viện chăn nuôi - cho biết:

Trong hội nhập, việc phải cạnh tranh với gà nhập khẩu là không thể tránh khỏi.

Vì thế, Chính phủ cần có định hướng chính sách cụ thể cho ngành chăn nuôi trong nước theo hướng không chỉ tập trung xuất khẩu mà cần đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa, trong đó gà thả vườn là thế mạnh của chăn nuôi trong nước.

Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam:

Để nâng cao chất lượng và ổn định giá thành thịt gia cầm, cần phải làm thật tốt khâu liên kết giữa sản xuất - tiêu thụ, người chăn nuôi - doanh nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi thỏ New Zeland khép kín Nuôi thỏ New Zeland khép kín

Không chỉ sở hữu 3 trại lợn gần 7.000 con, anh Nguyễn Văn Toản (xã Cổ Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội) còn là chủ một trang trại nuôi thỏ khép kín với quy mô lớn.

10/04/2015
Hiệu quả từ một lớp dạy nghề nuôi và phòng trị bệnh cho gà Hiệu quả từ một lớp dạy nghề nuôi và phòng trị bệnh cho gà

Để nâng cao năng suất chăn nuôi, tăng hiệu quả kinh tế hộ gia đình, đặc biệt tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, đầu năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước đã tổ chức lớp đào tạo nghề “Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà” tại xã Minh Thành, huyện Chơn Thành.

10/04/2015
Anh Nguyễn Văn Triết thành công với mô hình kinh tế vườn và chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái Anh Nguyễn Văn Triết thành công với mô hình kinh tế vườn và chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái

Những năm qua, anh Nguyễn Văn Triết (sinh năm 1975), ngụ ấp 5, xã Phú An, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi, đem lại thu nhập trên 220 triệu đồng/năm.

10/04/2015
Duy trì và phát huy hiệu quả Duy trì và phát huy hiệu quả

Trước đây, việc chăn nuôi dê ở thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì, Hà Giang) mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Để hỗ trợ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, từ cuối năm 2012, 13 gia đình ở đây đã tập hợp thành “Nhóm cùng sở thích chăn nuôi dê” với mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, vươn lên XĐGN.

10/04/2015
Mô hình nuôi heo giống trang trại hiệu quả cao Mô hình nuôi heo giống trang trại hiệu quả cao

Gần đây, ở ĐBSCL xuất hiện khá nhiều mô hình trang trại nuôi heo, đem lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn vệ sinh, lao động và bảo vệ môi trường. Mô hình nuôi heo nái của ông Phạm Văn Ân ở ấp Mỹ Phú, xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành, Sóc Trăng là một điển hình.

10/04/2015