Giá Ớt Tăng Cao
Thời gian gần đây, nông dân ở các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Yên Định, Vĩnh Lộc… (Thanh Hóa) đang hết sức vui mừng khi giá ớt quả bất ngờ tăng vọt, gấp 7-10 lần so với năm trước. Bình quân mỗi sào ớt mang về cho người dân từ 18-20 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Huệ, ở xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa cho biết từ 5.500 đồng/kg, 2 tuần gần đây, giá ớt đã tăng lên 45.000 đồng/kg, có ngày lên tới 55.000 đồng/kg nhưng không có đủ hàng vì thị trường ớt tươi tại Trung Quốc đang hút hàng.
Theo một cán bộ của Công ty rau quả Thanh Hóa, từ đầu vụ, công ty này đã ký hợp đồng thu mua ớt của dân với giá 5.500 đồng/kg, nhưng thị trường biến động bất ngờ, khiến công ty cũng phải đẩy giá lên để giữ nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhà máy. Tuy nhiên, sản lượng thu mua đã sụt giảm rất nhiều so với năm trước.
Được biết, bình quân mỗi sào ớt cho thu hoạch khoảng từ 1,3-1,5 tấn quả. Nếu tính theo giá hiện nay, mỗi sào ớt cho người nông dân nguồn thu từ 18-20 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Vụ này toàn tỉnh Thanh Hóa trồng được khoảng gần 300 héc ta ớt.
Có thể bạn quan tâm
“Đây là mô hình đáp ứng được nhu cầu cải thiện cuộc sống của nhiều nông dân nghèo, thiếu đất sản xuất và góp phần giải quyết việc làm. Đây cũng được xem là mô hình lý tưởng giúp nông dân vươn lên khá giả, ổn định cuộc sống” – anh Trương Văn Ước (ngụ ấp Hòa Bình 3, xã Hòa Lạc, Phú Tân, An Giang) tâm đắc khi nói về nghề nuôi ếch đã giúp gia đình anh đổi đời.
Nhiều đối tượng nuôi cho hiệu quả kinh tế cao như: cá rô phi, ba ba, tôm càng xanh… đặc biệt con cá lóc bông được thị trường ưa chuộng đem lại thu nhập cao, ổn định, được xác định là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của nông dân Nghĩa Hưng.
Hiện giá gà ta bán ra thị trường khoảng 66 ngàn đồng/kg với gà trống, 76 ngàn đồng/kg gà mái, tăng 6 ngàn đồng/kg. Với giá này, người chăn nuôi đạt lợi nhuận thấp. Riêng giá con giống gà ta lại tăng đột biến, dao động từ 16 - 18,5 ngàn đồng/con, tăng gần 10 ngàn đồng/con so với thời điểm đầu năm. Gà giống “sốt” giá do nhu cầu nuôi gà ta phục vụ thị trường cuối năm tăng cao.
Để tận dụng mặt nước các hồ chứa nhỏ phát triển kinh tế, đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt, phát triển nuôi cá nước ngọt theo hướng bền vững, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm huyện Đại Lộc triển khai mô hình nuôi cá lăng nha bằng lồng trên hồ Trà Cân, xã Đại Hiệp.
Cuối năm 2013, trên địa bàn thành phố Hòa Bình chỉ còn 78 lồng cá, trong đó trên 50% là bỏ không nhưng đến tháng 9/2014, toàn thành phố có 137 lồng cá (tăng 76%) và hiện có trên 70% số lồng đang nuôi cá. Phương pháp nuôi thả phù hợp, an ninh trật tự đảm bảo, đầu ra ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao chính là lí do khiến cho nghề nuôi cá lồng trên địa bàn thành phố Hòa Bình đang dần “sống lại”.