Giá Ớt Tăng Cao

Thời gian gần đây, nông dân ở các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Yên Định, Vĩnh Lộc… (Thanh Hóa) đang hết sức vui mừng khi giá ớt quả bất ngờ tăng vọt, gấp 7-10 lần so với năm trước. Bình quân mỗi sào ớt mang về cho người dân từ 18-20 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Huệ, ở xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa cho biết từ 5.500 đồng/kg, 2 tuần gần đây, giá ớt đã tăng lên 45.000 đồng/kg, có ngày lên tới 55.000 đồng/kg nhưng không có đủ hàng vì thị trường ớt tươi tại Trung Quốc đang hút hàng.
Theo một cán bộ của Công ty rau quả Thanh Hóa, từ đầu vụ, công ty này đã ký hợp đồng thu mua ớt của dân với giá 5.500 đồng/kg, nhưng thị trường biến động bất ngờ, khiến công ty cũng phải đẩy giá lên để giữ nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhà máy. Tuy nhiên, sản lượng thu mua đã sụt giảm rất nhiều so với năm trước.
Được biết, bình quân mỗi sào ớt cho thu hoạch khoảng từ 1,3-1,5 tấn quả. Nếu tính theo giá hiện nay, mỗi sào ớt cho người nông dân nguồn thu từ 18-20 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Vụ này toàn tỉnh Thanh Hóa trồng được khoảng gần 300 héc ta ớt.
Related news

Địa hình đồi núi, ruộng bậc thang, đường sá đi lại khó khăn, trình độ dân trí hạn chế... đang là những cản trở lớn khiến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Cao Phong khó khăn.

Bắt đầu từ xã Thới Thạnh (Bến Tre), năm 2008, Dự án Heifer đầu tư cho địa phương 40 con bò (trị giá ban đầu mỗi con hơn 10 triệu đồng, trọng lượng khoảng 180 kg) dành cho những hộ nghèo, cận nghèo, hộ chí thú làm ăn và có đất chăn nuôi (đất làm chuồng, trồng cỏ, có người chăn).

Mặc dù Bắc Kạn chưa phải là vùng kinh tế trọng điểm như các tỉnh bạn nhưng so với những ngày đầu tái lập (năm 1997) với điểm xuất phát cực thấp thì thấy rằng sau 16 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã khá rõ nét. Giờ đây Bắc Kạn đã có vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày, vùng trồng cây lương thực, cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc…

Vừa qua, một số ao nuôi tôm sú tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) xuất hiện tôm chết (khoảng 2 triệu con). Sau khi biết tin, các cán bộ phòng nông nghiệp huyện cùng Chi cục Thú y tỉnh đã xuống các đồng nuôi kiểm tra, lấy mẫu đi phân tích.

UBND tỉnh Trà Vinh vừa có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hỗ trợ 80 tấn hóa chất Chlorine để xử lý mầm bệnh, xử lý môi trường vùng nuôi tôm nước lợ của tỉnh. Hiện diện tích tôm chết trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã có dấu hiệu lây lan, phải được khống chế kịp thời, nhưng lượng hóa chất Chlorine của Bộ NN&PTNT cấp cho tỉnh năm 2012 đến nay đã sử dụng hết.