Giá muối tăng nhờ tạm trữ
Cụ thể, theo thống kê của Bộ NN&PTNT, giá muối tại miền Bắc dao động ở mức 1.200-2.500 đồng/kg; tại vùng Nam Trung Bộ, muối thủ công có giá 300-950 đồng/kg, muối công nghiệp 650-960 đồng/kg; vùng ĐBSCL, giá 600-1.000 đồng/kg.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, sản lượng muối tháng 9 đạt khoảng 1,34 triệu tấn, tăng 23,3% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, Ninh Thuận đạt 444.000 tấn, tăng 7%; Bạc Liêu đạt 153.800 tấn, tăng 1,4%.
Muối sản xuất thủ công đạt 917.300 tấn, tăng 18,1% so với cùng kỳ 2014; muối sản xuất công nghiệp đạt 427.100 tấn, tăng 36,4%.
Về muối công nghiệp, đáng chú ý là Ninh Thuận đạt 267.200 tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ, chiếm 62,5% sản lượng muối công nghiệp của cả nước. Bình Thuận đạt 102.900 tấn, tăng 9,8%.
Lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất khoảng 540.000 tấn, trong đó, miền Bắc tồn 54.400 tấn, miền Trung tồn 300.300 tấn, ĐBSCL tồn 185.300 tấn.
Tính đến ngày 20/9, diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 15.172 ha, trong đó, diện tích muối thủ công đạt 11.260 ha, tăng 85 ha so với cùng kỳ 2014; diện tích muối công nghiệp đạt 3.912 ha, tăng 273 ha so với cùng kỳ 2014.
Có thể bạn quan tâm
Tháng 9, tôi có chuyến công tác một số tỉnh miền Trung để tìm hiểu thực tế mô hình nuôi tôm, ốc hương ở vùng đất đầy nắng gió, con người cần cù và chịu khó.
Rau xanh trên địa bàn Hà Nội đang khan hiếm nên tăng giá mạnh, mỗi ngày một giá khiến không ít người phải chuyển sang mua các loại rau củ quả có nguồn gốc Trung Quốc, mặc dù biết rõ chúng chưa chắc đã đảm bảo an toàn.
Loại quả với tên gọi nho chuỗi ngọc gây xôn xao trên cộng đồng mạng có giá 2 triệu đồng/kg được bán tại các siêu thị châu Âu với mức giá khoảng trên dưới 500 nghìn đồng/kg.
Ở lưng chừng đèo Lò Xo, một gã thanh niên để đầu trần chạy xe máy tay cầm mấy chùm sâm lủng lẳng mời chào các bác tài xe khách, xe container, xe du lịch với tiết lộ "uống khỏe, uống sung".
Những ngày gần đây, nhiều người dân Hà thành lùng mua một loại quả có giá lên đến 2 triệu đồng/kg.