Giá Mì Đang Ủng Hộ Nông Dân Ở Cam Lâm (Khánh Hòa)

Năm nay, tuy năng suất mì thấp hơn so với năm ngoái nhưng giá thu mua tăng nên nông dân trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) vẫn có lãi.
Theo ông Đinh Văn Hoàng (thôn Quảng Đức, xã Cam Hiệp Nam), năm nay, ruộng mì của ông năng suất đã giảm. Do thời điểm ra củ (vào các tháng 8, 9 âm lịch) gặp nắng hạn kéo dài nên củ nhỏ và ít, bình quân năng suất đạt 22 - 23 tấn/ha (năm ngoái đạt 25 tấn/ha). Tuy nhiên, người trồng mì vẫn có lãi 20 - 25 triệu đồng/ha nhờ giá tăng. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tiên - Phó Chủ tịch UBND xã Cam An Bắc cho biết, xã Cam An Bắc là một trong những địa phương có diện tích mì lớn của huyện. Năm nay, diện tích đạt 110 ha, tăng không đáng kể so với năm trước. Tuy nhiên, giá mì đang có chiều hướng nhích lên, tăng 200 đồng/kg so với trước Tết Nguyên đán. Với giá như vậy, người trồng mì vẫn có lãi.
Hiện nay, giá mì xê (mì xắt mỏng, phơi) đang hút hàng. Vì vậy, nhiều người trồng mì đã đầu tư máy xắt mì để tăng thêm thu nhập. Đặt máy xắt đã hơn 10 ngày qua, gia đình ông Đinh Văn Hoàng suốt ngày tất bật. Ngoài thu hoạch diện tích mì của gia đình, ông còn thu mua thêm mì để chế biến bán lại. Đến nay, ông Hoàng đã thu mua hơn 20 tấn mì tươi để xắt phơi. Ông Hoàng cho biết, mì củ tươi thu mua tại ruộng hiện có giá 1.500 - 1.600 đồng/kg, mì xắt lát sau khi phơi có giá 4.200 đồng/kg (cao hơn giá mì đầu vụ năm ngoái 400 - 500 đồng/kg). Mỗi ngày, ông cung cấp cho các công ty thu mua khoảng 100 bao. Với cách làm này, gia đình ông kiếm 400 ngàn đồng/ngày. Cũng với cách làm trên, mấy ngày nay, hộ ông Phùng Quốc Chính (thôn Cửa Tùng, xã Cam An Bắc) cũng tất bật với việc chế biến củ mì...
Hiện nay, trên địa bàn huyện, nhiều tư thương đang ráo riết gom hàng cung cấp cho các công ty thức ăn gia súc phía Nam; đồng thời, thị trường Trung Quốc cũng đang “ăn hàng” trở lại nên nông dân có lợi. Ông Nguyễn Thành Kiệt - một hộ chế biến mì tại xã Cam An Bắc cho biết, giá mì năm nay tăng cao ngay từ đầu vụ. Chỉ mấy ngày trước, mì tươi có giá 1.600 - 1.700 đồng thì nay đã nhích lên 1.800 đồng/kg. Giá mì tăng nên có lợi cho nông dân.
Theo ông Nguyễn Ta - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, địa phương có khoảng 2.250 ha cây mì, tập trung chủ yếu các xã: Cam An Bắc, Cam An Nam, Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam và thị trấn Cam Đức. So với năm ngoái, diện tích mì năm nay vẫn giữ vững. Tuy năng suất giảm so với năm ngoái nhưng nhờ giá thu mua cao nên nông dân có lãi. Cây mì là 1 trong 4 loại cây trồng chủ lực trên địa bàn góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo đảm thu nhập cho người dân. Năm nay, tín hiệu đáng mừng là các thị trường đều tập trung mua hàng trở lại nên giá mì đầu vụ khá cao.
Theo dự báo, năm nay, giá mì tăng khá nhưng giá mía giảm; vì vậy, rất có thể năm sau diện tích mì sẽ lại tăng lên. Các cơ quan chức năng huyện cần vận động người dân giữ vững diện tích mía và mì để tránh tình trạng “mất mùa được giá”.
Có thể bạn quan tâm

Cuối tháng 10-2014, kim ngạch xuất khẩu tiêu đạt 1,1 tỷ USD và lần đầu tiên hồ tiêu gia nhập “Câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD” của Việt Nam. Với kim ngạch xuất khẩu ấn tượng này, tiêu Việt Nam đang thuộc nhóm các mặt hàng có vị thế cao trên thị trường thế giới.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các DN, hộ sản xuất xây dựng và đưa vào sản xuất các trại giống chất lượng cao như vịt siêu thịt ở huyện Châu Đức, gà lông màu tại 3 huyện Châu Đức, Tân Thành và Xuyên Mộc, phối hợp với các cơ quan, tổ chức triển khai nhiều lớp tập huấn, giới thiệu kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi, vật nuôi chất lượng cao có thị trường lớn cho người dân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo kế hoạch sản xuất rau xanh vụ Đông-Xuân 2014-2015, BR-VT sẽ xuống giống hơn 2.000ha rau các loại. Trong đó có khoảng 1.000ha rau phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Với diện tích rau khá lớn trong dịp Tết, ngành nông nghiệp đưa ra nhận định nguồn cung rau sẽ dồi dào và phải cạnh tranh mạnh mẽ với nguồn rau từ các địa phương khác đổ về.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, 2 loại trái cây phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi-2015 được trồng nhiều trên địa bàn tỉnh là bưởi da xanhvà quýt đường đều thất thu. Trong đó, sản lượng quýt dự kiến giảm 50% do diện tích trồng quýt đã giảm mạnh, bưởi giảm 30-40% do sâu bệnh làm rụng trái non.

Trước đề nghị này, Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá cao nỗ lực của Vinacas trong thời gian qua đã chủ động thực hiện các dự án hỗ trợ nông dân ghép trẻ hóa vườn điều; đồng thời Bộ trưởng đồng ý cấp cho Vinacas 1 tỷ đồng để thực hiện 100 mô hình điều ghép trong năm 2015.