Giá lúa gạo vẫn chấp nhận được
Lưu thông trôi chảy
Hiện vụ lúa hè thu (HT) đang thu hoạch hơn nửa chặng đường. Ở vựa lúa miền Tây nông dân đang bán lúa với giá chấp nhận được và chưa có dấu hiệu tồn đọng. Trái với dự đoán hồi đầu vụ, hễ lúa HT đến mùa gặt là lo tính tới biện pháp “giải cứu”, vì lo ngại thu hoạch vào mùa mưa, giá thấp, nông dân khó bán.
Nhưng xem cảnh mua bán lúa HT năm nay làm nhiều DN kinh doanh gạo XK tại Thốt Nốt, Cần Thơ ngạc nhiên, có chủ DN cho rằng: Trong khi thị trường gạo XK còn trầm lắng do nhu cầu chưa cao, nông dân vẫn không lo lúa HT ế ẩm. Ngoài chợ, lúa gạo nội địa luôn có mức giá cao.
Một thương lái mua lúa ở Ô Môn - Cần Thơ cho biết: Đợt thu hoạch lúa HT sớm ở Cần Thơ, Vĩnh Long, giá lúa có lúc tụt xuống khiến không ít người lo ngại cho hơn 1,6 triệu ha lúa HT trong vùng vào mùa thu hoạch rộ sẽ tồn đọng, giá giảm sâu...
Thế nhưng khi XK gặp khó ở một số nước, lúa gạo xuất sang Campuchia lại ăn hàng mạnh loại lúa hạt dài và hiện chỉ mới tạm ngưng mua từ hơn một tuần qua nên việc tiêu thụ không đáng ngại. Ở thị trường nội địa, lúa IR50404 chẳng những được tiêu thụ tốt mà giá còn khá cao, lúa tươi tại ruộng 4.300 đ/kg. Đó là giá thương lái phải đặt tiền cọc trước. Lúa HT loại hạt dài đang thu hoạch ở An Giang, Kiên Giang có giá lúa tươi 4.600-4.650 đ/kg.
Thương lái lúa giải thích: Cho dù DN có giảm nhịp độ thu mua gạo lứt nguyên liệu vẫn không lo, vì hiện nay mạng lưới tiêu thụ gạo nội địa rất mạnh. Các chợ gạo nội địa ở Tiền Giang luôn hút hàng về TP.HCM và các tỉnh miền Trung. Trong khi Cần Thơ, Hậu Giang có các chủ nhà máy và dân hàng xáo chuyên cung cấp “gạo chợ” tỏa ra các tỉnh trong vùng.
Tiêu thụ nội địa tốt giá
Hiện nay TP Cần Thơ có 5 siêu thị lớn luôn chào bán đủ các mặt hàng gạo thơm đặc sản. Gạo đóng gói 2-5 kg/túi có nhãn hàng của nhà SX. Lẽ đương nhiên mua gạo ở siêu thị có giá cao hơn các cửa hàng bán lẻ ngoài chợ truyền thống hoặc các khu dân cư.
Gạo đổ xá (không đóng gói) tại các cửa hàng bán lẻ giá bao giờ cũng mềm hơn. Mới đây còn xuất hiện một số cửa hàng gạo lưu động, qua giao dịch điện thoại khi khách hàng mua từ 5 kg trở lên sẵn sàng giao hàng tận nơi. Chiêu tiếp thị của các cửa hàng lưu động là in bảng giá cho từng loại gạo vào tờ rơi phát đến từng nhà quanh khu vực.
Một cửa hàng gạo lưu động ở đường 3/2, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ chào giá rất cạnh tranh: Loại tấm thường 9.000 đ/kg, tấm thơm 10.000 đ/kg. Gạo IR50404 có giá rẻ nhất 10.500 đ/kg; các loại gạo thường Một Bụi 11.000-11.500 đ/kg. Riêng các loại gạo thơm Mỹ, Jasmine, thơm lài sữa, thơm Thái, thơm Đài Loan…có giá tứ 11.500 đ/kg đến 15.000 đ/kg.
Quả thật khó phân biệt được chất lượng gạo thuần từ một giống lúa hay gạo đấu trộn để cạnh tranh về giá. Người mua gạo đổ xá chủ yếu tin vào uy tín thân quen của các cửa hàng bán lẻ.
Nhưng gạo bán lẻ vì sao thường có mức giá rất cao so với giá thành từ các cơ sở SX cung cấp gạo chợ? Ở Sóc Trăng, nơi có nhiều giống lúa đạt phẩm chất gạo thơm ngon được xem là đặc sản của địa phương, giá thành SX cũng không đến mức quá cao so với gạo SX từ các giống lúa thường.
Một cơ sở SX bán sỉ gạo thơm tại Sóc Trăng phân tích: Hiện nay lúa thơm giống RVT lúa tươi bán tại ruộng 5.800 đ/kg, cao hơn các giống lúa thơm nhẹ khác 800-900 đ/kg và cao hơn lúa IR50404 đến 1.500 đ/kg, tính ra giá thành chưa cao hơn 12.000 đ/kg nhưng mức gia bán lẻ khoảng 14.000-15.000 đ/kg.
Riêng lúa ST20 thương lái mua 6.800 đ/kg, giá thành chế biến gạo ST20 khoảng 16.000 đ/kg, bán sỉ loại gạo đóng gói loại 5kg/túi 17.800 đ/kg, nhưng chuyển sang phân khúc thị trường bán lẻ, giá bán 90.000-125.000 đ/túi 5 kg. Tính ra giá bán lẻ từ bằng đến trên mức 20.000 đ/kg (tùy theo địa điểm và từng cửa hàng bán lẻ). Lợi nhuận gia tăng chủ yếu là nằm trong khâu phân phối, bán lẻ.
Ông Trần Thanh Vân, Phó GĐ Cty CP Gentraco cho biết: Hiện nay loại gạo 5% tấm (gạo vụ mùa) XK 360 USD/tấn (giá FOB), gạo cùng loại vụ ĐX giá cao hơn 10 USD/tấn. Tính ra giá gạo chưa 7.600-7.700 đ/kg và nếu so sánh giá gạo tại thị trường nội địa quả có sự chênh lệch, khác biệt. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng chiếm lĩnh được thị trường nội địa. Do đó “sân chơi” gần như nhường lại cho các chủ nhà máy xay xát và dân hàng xáo…
Có thể bạn quan tâm
Trong dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo, một trong những nội dung hỗ trợ doanh nghiệp là xây dựng thương hiệu và thị trường sản xuất rau sạch và thịt sạch.
Một số chuyên gia tính toán, nếu có 100 triệu cây dó bầu (100.000ha) tác động mỗi cây cho ra 1kg trầm loại chất lượng thấp, bán với giá 100USD/kg thì Việt Nam sẽ thu về 10 tỷ USD/chu kỳ 10 năm.
Để tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, theo TS Phùng Đức Tiến- Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia, Nhà nước cần tập trung vào 8 nhóm giải pháp sau:
Cây lê Tai nung Đài Loan là một trong những cây ăn quả được huyện đưa vào trồng khảo nghiệm trong 6 năm qua, đến nay đã cho những kết quả tích cực. Những thành công đó mở ra hướng phát triển cây ăn quả mới trên đất vùng cao Bắc Hà.
Tại phiên bế mạc vào chiều ngày 12/7, kỳ họp lần thức 4, khóa VIII, HĐND tỉnh Quảng Nam đã quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Nam với nguồn vốn ban đầu là 5 tỷ đồng từ ngân sách địa phương. Các năm tiếp theo, quỹ sẽ được bổ sung 1 tỷ đồng/năm.