Giá lúa gạo vẫn chấp nhận được

Lưu thông trôi chảy
Hiện vụ lúa hè thu (HT) đang thu hoạch hơn nửa chặng đường. Ở vựa lúa miền Tây nông dân đang bán lúa với giá chấp nhận được và chưa có dấu hiệu tồn đọng. Trái với dự đoán hồi đầu vụ, hễ lúa HT đến mùa gặt là lo tính tới biện pháp “giải cứu”, vì lo ngại thu hoạch vào mùa mưa, giá thấp, nông dân khó bán.
Nhưng xem cảnh mua bán lúa HT năm nay làm nhiều DN kinh doanh gạo XK tại Thốt Nốt, Cần Thơ ngạc nhiên, có chủ DN cho rằng: Trong khi thị trường gạo XK còn trầm lắng do nhu cầu chưa cao, nông dân vẫn không lo lúa HT ế ẩm. Ngoài chợ, lúa gạo nội địa luôn có mức giá cao.
Một thương lái mua lúa ở Ô Môn - Cần Thơ cho biết: Đợt thu hoạch lúa HT sớm ở Cần Thơ, Vĩnh Long, giá lúa có lúc tụt xuống khiến không ít người lo ngại cho hơn 1,6 triệu ha lúa HT trong vùng vào mùa thu hoạch rộ sẽ tồn đọng, giá giảm sâu...
Thế nhưng khi XK gặp khó ở một số nước, lúa gạo xuất sang Campuchia lại ăn hàng mạnh loại lúa hạt dài và hiện chỉ mới tạm ngưng mua từ hơn một tuần qua nên việc tiêu thụ không đáng ngại. Ở thị trường nội địa, lúa IR50404 chẳng những được tiêu thụ tốt mà giá còn khá cao, lúa tươi tại ruộng 4.300 đ/kg. Đó là giá thương lái phải đặt tiền cọc trước. Lúa HT loại hạt dài đang thu hoạch ở An Giang, Kiên Giang có giá lúa tươi 4.600-4.650 đ/kg.
Thương lái lúa giải thích: Cho dù DN có giảm nhịp độ thu mua gạo lứt nguyên liệu vẫn không lo, vì hiện nay mạng lưới tiêu thụ gạo nội địa rất mạnh. Các chợ gạo nội địa ở Tiền Giang luôn hút hàng về TP.HCM và các tỉnh miền Trung. Trong khi Cần Thơ, Hậu Giang có các chủ nhà máy và dân hàng xáo chuyên cung cấp “gạo chợ” tỏa ra các tỉnh trong vùng.
Tiêu thụ nội địa tốt giá
Hiện nay TP Cần Thơ có 5 siêu thị lớn luôn chào bán đủ các mặt hàng gạo thơm đặc sản. Gạo đóng gói 2-5 kg/túi có nhãn hàng của nhà SX. Lẽ đương nhiên mua gạo ở siêu thị có giá cao hơn các cửa hàng bán lẻ ngoài chợ truyền thống hoặc các khu dân cư.
Gạo đổ xá (không đóng gói) tại các cửa hàng bán lẻ giá bao giờ cũng mềm hơn. Mới đây còn xuất hiện một số cửa hàng gạo lưu động, qua giao dịch điện thoại khi khách hàng mua từ 5 kg trở lên sẵn sàng giao hàng tận nơi. Chiêu tiếp thị của các cửa hàng lưu động là in bảng giá cho từng loại gạo vào tờ rơi phát đến từng nhà quanh khu vực.
Một cửa hàng gạo lưu động ở đường 3/2, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ chào giá rất cạnh tranh: Loại tấm thường 9.000 đ/kg, tấm thơm 10.000 đ/kg. Gạo IR50404 có giá rẻ nhất 10.500 đ/kg; các loại gạo thường Một Bụi 11.000-11.500 đ/kg. Riêng các loại gạo thơm Mỹ, Jasmine, thơm lài sữa, thơm Thái, thơm Đài Loan…có giá tứ 11.500 đ/kg đến 15.000 đ/kg.
Quả thật khó phân biệt được chất lượng gạo thuần từ một giống lúa hay gạo đấu trộn để cạnh tranh về giá. Người mua gạo đổ xá chủ yếu tin vào uy tín thân quen của các cửa hàng bán lẻ.
Nhưng gạo bán lẻ vì sao thường có mức giá rất cao so với giá thành từ các cơ sở SX cung cấp gạo chợ? Ở Sóc Trăng, nơi có nhiều giống lúa đạt phẩm chất gạo thơm ngon được xem là đặc sản của địa phương, giá thành SX cũng không đến mức quá cao so với gạo SX từ các giống lúa thường.
Một cơ sở SX bán sỉ gạo thơm tại Sóc Trăng phân tích: Hiện nay lúa thơm giống RVT lúa tươi bán tại ruộng 5.800 đ/kg, cao hơn các giống lúa thơm nhẹ khác 800-900 đ/kg và cao hơn lúa IR50404 đến 1.500 đ/kg, tính ra giá thành chưa cao hơn 12.000 đ/kg nhưng mức gia bán lẻ khoảng 14.000-15.000 đ/kg.
Riêng lúa ST20 thương lái mua 6.800 đ/kg, giá thành chế biến gạo ST20 khoảng 16.000 đ/kg, bán sỉ loại gạo đóng gói loại 5kg/túi 17.800 đ/kg, nhưng chuyển sang phân khúc thị trường bán lẻ, giá bán 90.000-125.000 đ/túi 5 kg. Tính ra giá bán lẻ từ bằng đến trên mức 20.000 đ/kg (tùy theo địa điểm và từng cửa hàng bán lẻ). Lợi nhuận gia tăng chủ yếu là nằm trong khâu phân phối, bán lẻ.
Ông Trần Thanh Vân, Phó GĐ Cty CP Gentraco cho biết: Hiện nay loại gạo 5% tấm (gạo vụ mùa) XK 360 USD/tấn (giá FOB), gạo cùng loại vụ ĐX giá cao hơn 10 USD/tấn. Tính ra giá gạo chưa 7.600-7.700 đ/kg và nếu so sánh giá gạo tại thị trường nội địa quả có sự chênh lệch, khác biệt. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng chiếm lĩnh được thị trường nội địa. Do đó “sân chơi” gần như nhường lại cho các chủ nhà máy xay xát và dân hàng xáo…
Related news

Vào những ngày đầu tháng 10 vừa qua, khi toàn ngành nông nghiệp, các địa phương và bà con nông dân trong tỉnh đang dồn sức cho sản xuất vụ đông, chúng tôi có dịp đi cùng đoàn công tác của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền đến kiểm tra tình hình và động viên bà con nông dân sản xuất vụ đông 2014-2015 tại một số địa phương.

Theo đó, tuyến đường xã An Hải sẽ được nâng cấp với chiều dài hơn 2km nối với đường bê tông hiện có từ xã An Phú đi gành Đá Đĩa đến vùng nuôi 40ha sò huyết và nâng cấp tuyến đường xã An Cư với chiều dài hơn 1,9km nối với đường bê tông nông thôn xã An Cư đến khu vực nuôi trồng thủy sản và nuôi hàu kết hợp rau câu, với diện tích hơn 30ha.

Ngày 5-11, Tòa án nhân dân tỉnh tuyên phạt La Văn Hạp (chín Chẩu, 44 tuổi, ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Lạc, Phú Tân) 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Lê Văn Bòn (44 tuổi, ngụ ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Phú, Châu Phú) 7 tháng 24 ngày tù (bằng thời gian bị tạm giam) cùng tội danh “Bắt, giữ người trái pháp luật”.

Đó là ông Phạm Văn Hải, ở thôn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định nông dân sản xuất giỏi cấp huyện. Với chuồng trại quy mô, hiện đại theo kỹ thuật mới, đầy đủ hệ thống mái che, quạt gió, thoát nước, cho ăn tự động... hiện ông đang nuôi 22 heo nái sinh sản, hơn 70 heo con và hơn 100 heo thịt.

“Chuyển làng gạch thủ công phía bờ nam sông Vệ thành làng sản xuất nấm sạch là một trong những “cái gút” khó tháo gỡ nhất mà huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã làm được. Đây là thành công lớn nhất của Dự án chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn Mộ Đức trong thời gian qua” - ông Phạm Ngọc Tiến, Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Mộ Đức, kiêm Trưởng Ban quản lý Dự án vui mừng cho biết.