Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Lúa Gạo Sẽ Tăng Trở Lại?

Giá Lúa Gạo Sẽ Tăng Trở Lại?
Ngày đăng: 22/08/2014

Theo nhận định của một số thương gia, nhiều khả năng trong vài tuần tới, Trung Quốc có thể lại cho buôn bán gạo qua đường tiểu ngạch, qua đó hỗ trợ thêm cho giá lúa gạo ở ĐBSCL.

Những ngày qua, giá lúa gạo hàng hóa ở ĐBSCL đã giảm xuống sau khi có thông tin Trung Quốc tạm ngưng NK gạo tiểu ngạch từ Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều thương nhân cho biết, khả năng trong thời gian ngắn sắp tới, giá lúa gạo hàng hóa sẽ tăng trở lại...

Ông Trần Bảo Toàn, GĐ DNTN Thanh Lịch (Đồng Tháp), cho biết so với cách đây 15 ngày, giá gạo hiện đã giảm khoảng 300 đ/kg. Đến ngày 21/8, giá gạo 5% tấm cặp mạn tàu vào khoảng 9.200 đ/kg, gạo 15% tấm 8.800 đ/kg …

Tuy đã giảm so với trước, nhưng những mức giá như trên vẫn là khá cao. Do giá gạo giảm, giá lúa cũng giảm theo. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến giữa tháng 8, giá lúa khô tại kho loại thường là 5.650- 5.750 đ/kg, lúa khô hạt dài 5.850- 5.950 đ/kg. So với hồi đầu tháng, giá lúa khô hạt dài đã giảm 250 đ/kg, còn giá lúa khô loại thường giảm 200 đ/kg.

Giá lúa gạo giảm, chủ yếu do hiện nay gạo Việt Nam gần như không còn đi qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Theo tiết lộ của một số thương nhân, có hàng chục ngàn tấn gạo từ ĐBSCL chở ra cảng Hải Phòng để từ đó đưa lên biên giới, hiện vẫn còn nằm tồn trong các kho trên địa bàn thành phố này.

Vì thế, đang có một nghịch lý là gạo hàng hóa ở Hải Phòng rẻ hơn gạo hàng hóa ở ĐBSCL khoảng 500 đ/kg. Tuy nhiên, nhu cầu thu mua gạo để XK sang các thị trường khác vẫn còn khá lớn. Bởi đến giữa tháng 8, các DN đã ký hợp đồng XK được khoảng 5,3 triệu tấn gạo, trong đó mới giao khoảng 3,8 triệu tấn.

Do đó, thông tin từ các DN chuyên cung ứng gạo XK ở ĐBSCL cho thấy, các DN XK gạo vẫn đang đẩy mạnh thu mua gạo thành phẩm để giao cho các khách hàng nước ngoài, nhất là các đơn hàng đi Philippines.

Theo nhận định của một số thương gia, nhiều khả năng trong vài tuần tới, Trung Quốc có thể lại cho buôn bán gạo qua đường tiểu ngạch, qua đó hỗ trợ thêm cho giá lúa gạo ở ĐBSCL khi khu vực này bước vào thu hoạch vụ Thu Đông.

Trong khi đó, dù vụ Hè Thu ở ĐBSCL đã thu hoạch được khoảng 900 ngàn ha (tính đến giữa tháng 8), với sản lượng lúa đã thu là 4,95 triệu tấn. Nhưng gạo hàng hóa ở ĐBSCL vẫn không nhiều. Các DN vẫn gặp khó khăn trong việc thu mua gạo nguyên liệu, gạo thành phẩm. Còn nguồn gạo từ Campuchia sang Việt Nam đang khá ít.

Mặt khác, thông tin từ việc Philippines chuẩn bị mở đợt đấu thầu mới để NK gạo, cũng đang bắt đầu hâm nóng trở lại thị trường lúa gạo ĐBSCL. Sở dĩ Philippines tiếp tục đấu thầu NK gạo với khối lượng lớn là bởi nguồn gạo tồn kho ở nước này không còn nhiều.

Tổng cục Thống kê Philippines cho biết, đến đầu tháng 7, tổng lượng gạo tồn kho ở Philippines (gồm tồn kho trong các hộ gia đình, tồn kho tại Cơ quan Lương thực Quốc gia và tồn kho tại các DN), chỉ còn đủ để tiêu dùng trong 59 ngày. Vì thế, theo các nguồn tin quốc tế, vào ngày 27/8 tới, Philippines sẽ tổ chức đấu thầu mua 500 ngàn tấn gạo 25% tấm.

Trong cuộc đấu thầu này, các DN Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với những nhà cung ứng đến từ Thái Lan, Campuchia, và có thể cả từ những DN Ấn Độ, Pakistan.

Hiện tại, giá gạo giao dịch của Việt Nam đang cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan, nhất là loại 25% tấm (cao hơn tới 50 USD/tấn). Nhưng gạo Việt Nam có chút lợi thế là gạo mới, còn của Thái Lan là gạo tồn kho lâu ngày. Giá gạo Campuchia tuy cao hơn gạo Việt Nam và Thái Lan, nhưng lượng gạo tồn kho ở các DN nước này cũng đang ở mức không nhỏ. Do đó, không dễ để các DN Việt Nam thắng được các nhà cung ứng đến từ 2 nước nói trên.

Thế nhưng, với việc Việt Nam liên tục trúng thầu cung ứng gạo cho Philippines trong nhiều phiên đấu thầu gần đây, nhiều khả năng, trong lần đấu thầu ngày 27/8, Việt Nam sẽ lại tiếp tục giành được những hợp đồng XK gạo sang thị trường quan trọng này. Khi ấy, chắc chắn giá lúa gạo hàng hóa trong nước sẽ lại tăng lên, nhất là khi vụ Hè Thu đã gần kết thúc.


Có thể bạn quan tâm

Khai Mạc Hội Nghị Lần 9 Về Bệnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Châu Á Khai Mạc Hội Nghị Lần 9 Về Bệnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Châu Á

Ngoài ra, đây cũng là nơi tạo điều kiện thuận lợi để các đối tác Việt Nam và quốc tế mở rộng mối quan hệ hợp tác, nghiên cứu, thị trường buôn bán thủy sản, sản phẩm thủy sản, thuốc thú y thủy sản nhằm mục đích thúc đẩy ngành NTTS tăng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sinh thái. Hội nghị DAA9 sẽ còn tiếp tục đến hết ngày 28/11.

25/11/2014
Hành Động Vì Ngành Cà Phê Bền Vững Hành Động Vì Ngành Cà Phê Bền Vững

Thời điểm này cũng chứng kiến sự đột phá trong đổi mới tổ chức ngành hàng với sự ra đời của Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Ban này là hỗ trợ Bộ NN-PTNT trong nghiên cứu và đề xuất chính sách, điều phối việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, thông tin và đối thoại, xúc tiến thương mại…

25/11/2014
Nhà Máy Đầu Tiên Tinh Luyện Dầu Cá Tra Cao Cấp Nhà Máy Đầu Tiên Tinh Luyện Dầu Cá Tra Cao Cấp

Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sao Mai An Giang, cho biết: Nhà máy tinh luyện dầu cá tra cao cấp của Tập đoàn vừa đi vào hoạt động, sản phẩm đã có mặt tại thị trường Việt Nam với công suất ban đầu 100 tấn/ngày. Đây là nhà máy đầu tiên trên thế giới SX dầu thực phẩm từ mỡ cá tra, basa.

25/11/2014
Vườn Ươm Doanh Nghiệp Công Nghệ Vườn Ươm Doanh Nghiệp Công Nghệ

Nhiều doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ chế biến nông, thủy sản ở ĐBSCL cho biết vẫn loay hoay tìm công nghệ thích hợp phát triển sản phẩm từ sơ chế đến tinh chế; bảo quản, đóng gói bao bì để nâng cao giá trị... hoặc có nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm nhưng chưa tìm được địa chỉ hỗ trợ.

25/11/2014
Sức Ép Môi Trường Sức Ép Môi Trường

Là địa phương có mặt bò sữa sớm nhất ở Vĩnh Phúc từ năm 2000-2001, đến nay, Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường) đã trở thành vựa bò sữa chiếm 2/3 tổng đàn bò sữa toàn tỉnh. Ông Bùi Như Ý, PGĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc bảo rằng, nếu để nói về những bức xúc, trăn trở về chương trình bò sữa thì Vĩnh Thịnh chính là bức tranh của “Vĩnh Phúc thu nhỏ”.

25/11/2014