Giá hồng quả rớt thê thảm, các chủ vườn ở Đà Lạt lao đao
Nếu chủ vườn hái quả giao cho vựa thì giá từ 3.000-4.000 đồng/kg, chỉ bằng một nửa giá so với đầu vụ và giảm 1.000 đồng so với cùng thời điểm năm trước.
Tại các vùng có diện tích hồng lớn nhất tỉnh Lâm Đồng là các xã Xuân Trường, Trạm Hành 1 (Đà Lạt) và cả thị trấn D'ran (huyện Đơn Dương), giá hồng giòn, hồng trứng các loại được chủ vựa thu mua tại vườn chỉ còn 2.000-3.000 đồng/kg.
Trước đó một tháng, vào đầu vụ, giá mua buôn tại vườn lên tới 6.000-7.000 đồng/kg, thấp hơn các năm trước từ 500 đồng đến 1.000 đồng/kg.
Trong khi đó giá hồng giòn, hồng trứng, hồng tam hải tại chợ Đà Lạt được bán với giá 10.000-20.000 đồng/kg, hồng Fuji giá 25.000 đồng/kg nhưng rất hiếm hàng vì diện tích ngày càng bị thu hẹp.
Theo ông Nguyễn Bá Thục, một chủ vựa thu mua lớn tại khu vực Nam Hồ, thành phố Đà Lạt, hồng Đà Lạt năm nay lại lâm vào cảnh được mùa giảm giá.
Người trồng hồng chỉ trông chờ vào tiêu thụ của các thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung, nên giá rất bấp bênh.
Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ hồng tươi chủ yếu là nội địa và phần lớn cũng chỉ chuộng hồng giòn, hồng ngâm nên sức tiêu thụ hồng chín kém dần.
Nhiều người trồng hồng cho biết nguyên nhân khiến hồng Đà Lạt liên tục “rớt giá” là do trái hồng khi chín là chín đồng loạt, rất mau hỏng nếu không kịp chế biến, trong khi Lâm Đồng hiện chưa có nhà máy bảo quản, chế biến hồng khô và các sản phẩm khác mà chỉ có các cơ sở nhỏ lẻ.
Đặc biệt, thị trường nhiều nước trên thế giới có tiêu thụ hồng nhưng nông dân Đà Lạt vẫn chưa đáp ứng được về chất lượng.
Điều đáng buồn là giá hồng cứ giảm dần sau nhiều năm, năm sau càng giảm hơn năm trước nên nhiều nhà vườn vừa thu hoạch xong đã chặt cây, chuẩn bị chuyển sang trồng càphê hoặc chỉ trồng giữ lại làm bóng mát cho cà phê.
Hiện Đà Lạt còn khoảng 80ha hồng, chỉ bằng 10% diện tích so với 5 năm trước
Related news
Ông Bùi Đình Khuê, ở thôn 5 xã Ea Tiêu, huyện Chư Quynh, tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Sau khi nghe Đài TNVN giới thiệu về việc trồng cây hồng hoa, chúng tôi đã tìm đến địa của ông Hoàng Văn Tuyên, Giám đốc Công ty cổ phần thương mại Nhà Việt - người có công mở rộng diện tích cây hồng hoa ở Hải Phòng để học hỏi kinh nghiệm về mô hình hình”.
Lí giải nguyên nhân NK phân bón giảm, các chuyên gia và DN NK cho biết, việc Bộ Tài chính quyết định tăng thuế NK urê từ 3% - 6% vào tháng 9 nên các DN đều tranh thu mua hàng về tích trữ tại kho trước đó. Ngoài ra, hiện nguồn cung từ phía các nhà máy SX urê trong nước như: Phú Mỹ, Cà Mau, Hà Bắc, Ninh Bình… đang khá dồi dào, giá cả cạnh tranh cũng là nguyên nhân khiến lượng phân bón NK giảm mạnh.
Tại triển lãm Vietstock 2014 (triển lãm quốc tế hàng đầu về ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và chế biến thịt do Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT, vừa tổ chức), trang trại bò sữa của Cty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk đã vinh dự nhận giải thưởng “Trang trại bò sữa xuất sắc nhất Việt Nam năm 2014”.
Nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng đã rất thành thục trong việc phát triển cây ngô lai, và chính cây ngô lai đã mang lại hiệu quả trong việc xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây. Trên thị trường hiện có đến cả chục loại giống ngô, một số giống chất lượng không ổn định, tạo nên hàng trăm héc ta ngô không hạt, khiến người trồng lao đao.
Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 2,5 tháng, ngắn hơn so với các loại cây trồng khác. Tính ra năng suất khoảng hơn 2 tấn/công. Chỉ cần bí có giá 4.000đ/kg là bà con đã có lãi gấp 2 – 3 lần so với trồng một số loại cây khác như đậu phộng, đậu xanh, ớt…Năm nay, giá bí ở mức 6.000 đến 8.000đ/kg”.