Giá Hạt Tiêu Sẽ Tăng Khi Mùa Thu Hoạch Kết Thúc
Theo dự báo của Chi cục Phát triển nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu, vụ tiêu năm nay được đánh giá là được mùa đối với các vùng trồng tiêu trên địa bàn tỉnh. Do dịch bệnh được kiểm soát, năng suất cao hơn vụ trước 10-15%.
Trong khi đó, sản lượng hạt tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên và nhiều nước trồng tiêu trên thế giới giảm do mất mùa nên dự báo giá hạt tiêu sẽ tăng trở lại theo xu hướng giá thế giới khi mùa tiêu kết thúc. Giá hạt tiêu trên địa bàn tỉnh hiện dao động trong khoảng 120.000-130.000 đồng/kg, tùy theo loại.
Theo Chi cục Phát triển nông thôn, trong các loại cây nông sản thì tiêu có giá bán cao nhất của người nông dân, giá hạt tiêu từ 2 năm trở lại đây biến động theo xu hướng tăng và luôn ở mức cao. Hiện BR-VT có hơn 7.500ha trồng tiêu, hạt tiêu là mặt hàng nông sản có lượng xuất khẩu khá lớn (khoảng 7.000 tấn/năm) trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh.
Huyện Châu Đức là địa phương có diện tích trồng tiêu lớn nhất tỉnh với khoảng 5.000ha, tập trung tại các xã Kim Long, Bình Ba, Bình Trung, Tân Giao…
Có thể bạn quan tâm
Hướng ra biển và phát huy tiềm năng kinh tế biển là mục tiêu mà huyện Thái Thụy (Thái Bình) đang tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện, nhất là trong các lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy hải sản nhằm đưa kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống.
Dầu vừa hạ giá thêm, còn tàu đánh trúng gần đầy khoang, cá to đầy ắp. Cá to bán chợ xa càng trúng giá cao. Cá thu, cá hồng, cá bớp… loại nào cũng có giá tăng thêm khoảng 20% so những tháng bình thường trong năm. Lúc này các chợ lớn, nhà hàng đang “săn đón” mua bằng hết.
Mặt hàng cá tra trong nhiều năm trước đã tạo nên sức tăng trưởng ngoạn mục cho khu vực ĐBSCL. Con cá tra đã từng “giúp” người dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, hoạt động sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu cá tra liên tục vướng trong vòng xoáy chất lượng, giá thành đầu ra và tiêu chuẩn xuất khẩu.
Trước đây, tổng đàn vịt ở Đồng Nai chỉ gần 200 ngàn con, nuôi theo hình thức thả ao, chạy đồng. Nhưng đến đầu tháng 1-2015, tổng đàn đã tăng lên trên 500 ngàn con. Trong đó, đa phần vịt được nuôi nhốt trong chuồng trên cạn theo dạng công nghiệp. Cách nuôi này giúp vịt nhanh lớn, chỉ gần 2 tháng có thể xuất chuồng. Nhiều người cho rằng vịt nuôi công nghiệp ở Đồng Nai không còn là thủy cầm mà nên gọi là gia cầm.
Dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc vừa xảy ra tại huyện Ngân Sơn đúng vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán. Tỉnh Bắc Kạn đã chính thức công bố dịch, hiện nay ngành chức năng và các địa phương đang tập trung huy động mọi nguồn lực nhằm dập dịch và ngăn chặn sự lây lan.