Giá Gạo Tiếp Tục Giảm
Tuy giá sàn gạo 5% tấm là 500 USD/tấn nhưng các nhà xuất khẩu nước ta tuần này chỉ bán được giá 440 – 445 USD/tấn, FOB, so với 450 – 460 USD/tấn tuần trước.
Nguồn cung mạnh đã gây sức ép lên thị trường gạo nước ta tuần này, mặc cho kế hoạch mua dự trữ gạo của chính phủ và khả năng sẽ có nhu cầu từ Nhật Bản khi nước này vừa trải qua một loạt những thảm họa.
Giá gạo nước ta tuần này giảm còn bởi quyết định giảm giá sàn gạo xuất khẩu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cuối tuần trước. Theo đó, từ ngày 12/3, gạo 5% tấm có mức giá sàn mới là 500 USD/tấn, thay vì mức 520 USD/tấn áp dụng lúc trước.
Tuy giá sàn gạo 5% tấm là 500 USD/tấn nhưng các nhà xuất khẩu nước ta tuần này chỉ bán được giá 440 – 445 USD/tấn, FOB, so với 450 – 460 USD/tấn tuần trước. Gạo 25% tấm giảm còn 400 - 405 USD/tấn, từ 410 – 430 USD/tấn tuần trước.
Giá gạo tại Thái Lan trong khi đó cũng giảm, với loại 100%B còn 500 USD/tấn, thấp hơn 15 USD so với tuần trước.
Các công ty và giới thương nhân hy vọng, nhu cầu sẽ tăng trong vài tuần tới do các quốc gia trên thế giới cũng như Nhật Bản mua gạo để tặng cho đất nước sau trận động đất cuối tuần trước. Tuy nhiên theo họ, dù Liên Hợp Quốc và một số nước ở châu Âu muốn mua gạo giúp đỡ Nhật đi chăng nữa cũng không đủ mạnh để nâng giá lên cao. Vụ thu hoạch lúa Đông Xuân ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đang diễn ra cho phép chúng ta xuất khẩu đến 3 triệu tấn.
Có thể bạn quan tâm
Bằng kỹ thuật chăm sóc không giống ai, lão nông Hứa Văn Chung, sinh năm 1960, người dân tộc Nùng ở ấp 4, xã Núi Tượng, huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) đã bắt vườn quýt đường rộng gần 2ha của mình “đẻ” trái quanh năm, mang về lợi nhuận hơn 1,2 tỷ đồng/năm.
Hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do Australia khởi xướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc phát động trên phạm vi toàn cầu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lựa chọn chủ đề cho năm 2015 là “Hãy hành động vì môi trường nông thôn bền vững”.
Các hội chợ trang trại ở Mỹ được tiến hành khắp đất nước, nhưng phong phú nhất là ở miền Trung Tây- nơi có bang Iowa được gọi là bang “nông nghiệp nhất” nước Mỹ.
Từ chỗ không có “cục đất chọi chim”, nhờ ý chí vươn lên, cộng với tư duy nhạy bén, dám nghĩ dám làm, ông Lê Quang Minh (tức Tư “nỉ”, SN 1957, ngụ ấp Đất Đỏ, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) đã trở thành tỷ phú từ nuôi gà lạnh.
Ngày 17.10 tại thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh (Hà Nội), T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đã làm lễ khởi công công trình xây dựng Trường Trung cấp nghề.