Giá Dừa Uống Nước Giảm Mạnh

Từ đầu tháng 8 đến nay do mưa nhiều, giá dừa uống nước giảm mạnh từ 60.000 đồng - 70.000 đồng/chục (12 trái) 2 tháng trước đây còn 18.000 đồng - 20.000 đồng/chục hiện nay. Dừa uống nước lúc cao điểm giá 90.000 đồng/chục. Có một điều đáng chú ý là dừa khô hiện nay vẫn giữ mức giá khá cao từ 60.000 - 70.000 đồng/chục.
Từ diện tích nhỏ trồng trong vườn nhà, ở các bờ ruộng, chủ yếu là để uống nước, còn dư mới đem ra chợ bán kiếm thêm thu nhập, đến nay diện tích trồng dừa xiêm đỏ ở xã Tân Mỹ Chánh (TP. Mỹ Tho) mở rộng đến hàng trăm ha, lan sang các xã xung quanh. Thương lái mua đến tận nơi mua dừa bằng ô tô để bán sang các tỉnh khác.
Giá dừa uống nước xuống thấp, lại khó bán trong khi diện tích trồng ngày tăng nhanh khiến cho người trồng dừa không khỏi băn khoăn lo lắng cho đầu ra cho loại trái cây này trong tương lai khi cung vượt cầu.
Hy vọng đợt hạn bà Chằn này sẽ giúp giá dừa uống nước tăng trở lại.
Có thể bạn quan tâm

Vốn là cây trồng quen thuộc của người dân địa phương (tập trung nhiều nhất ở xã Quảng Chính), đến nay, cây mía tím đã “lan” ra nhiều xã khác, trở thành một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hải Hà.

Hiện nay đang vào cuối mùa thu hoạch vú sữa nên sản lượng tại chợ trái cây Vĩnh Kim giảm rất nhiều. Theo các chủ vựa trái cây nhận định, sản lượng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim hiện chỉ còn khoảng 10% và sẽ cơ bản kết thúc mùa thu hoạch vào giữa tháng 3 âm lịch.

Thị trường RAT trong nước hiện gần như không kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng. Hàng loạt vụ lừa đảo rau không rõ nguồn gốc dán nhãn RAT khiến cho thị trường rau sạch mới được gây dựng đã bị làm loạn.

Những ngày qua, giá cá tra ở Đồng Tháp nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng mạnh. Song, thay vì phấn khởi, vui mừng, nông dân lại thấy lo bởi nhiều khả năng đây chỉ là cơn “sốt giá ảo”.

Những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt nhằm tăng thu nhập đã được nông dân Bến Tre ứng dụng rộng rãi. Tùy theo điều kiện đất đai, môi trường nước và nguồn vốn, nông dân đã chọn nuôi những đối tượng khác nhau, trong đó, con cá sặc rằn được nuôi phổ biến ở vùng Lạc địa, thuộc xã Phú Lễ, huyện Ba Tri.