Giá Điều Sẽ Tốt Hơn?
Vào thời điểm này, nông dân trồng điều ở các tỉnh phía Nam đang bắt đầu chăm sóc vườn điều để chuẩn bị cho vụ thu hoạch mới đầu năm 2015.
Theo nhận định của VINACAS, giá điều thô niên vụ 2014-2015 sẽ tốt hơn niên vụ trước.
Theo thông tin từ các DN chế biến điều, giá điều thô hiện đang được giao dịch ở mức khá cao, khoảng 37- 38.000 đ/kg. Sở dĩ giá điều cao như vậy bởi lượng điều thô còn rất ít. Mà nhu cầu mua điều nhân của các khách hàng nước ngoài lại đang tăng lên. Đa số các DN không có đủ hàng để đáp ứng nhu cầu mua điều nhân của khách hàng nước ngoài.
Trong khi đó, do ảnh hưởng của đại dịch Ebola, nguồn điều thô NK từ châu Phi đã giảm hẳn so với trước đây. Không những thế, tình trạng một số nhà cung ứng ở châu Phi đang có dấu hiệu gian lận thương mại trong buôn bán điều thô như trộn lẫn điều cũ vào điều mới, giao hàng với số lượng và chất lượng không đúng như trong hợp đồng…, cũng khiến cho các DN Việt Nam ngại ngần với nguồn điều nguyên liệu từ khu vực này.
Ở Đông Nam Á, Indonesia tuy đã vào vụ thu hoạch điều, nhưng giá khá cao và khó mua. Thành ra, các nhà máy chế biến điều đang ở trong tình trạng thiếu nguyên liệu so với nhu cầu đặt hàng của các nhà NK.
Với tình hình XK diễn biến khá tốt trong năm nay, cộng với nhu cầu ngày càng cao của nhiều thị trường NK, Hiệp hội Điều Việt Nam (VIANACAS) dự báo trong năm tới, chế biến và XK nhân điều sẽ tiếp tục phát triển.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Nga, để có giá bán điều thật tốt, nông dân nên chú ý chăm sóc sao cho điều ra quả và cho thu hoạch sớm. Bởi đầu vụ thu hoạch điều là lúc mà hạt điều Việt Nam không “đụng” với mùa vụ ở các nước trồng điều khác. Do đó, giá bán điều thô khi ấy thường khá tốt.
Bởi vậy, nhu cầu điều nguyên liệu phục vụ chế biến, XK sẽ tiếp tục tăng. Năm 2014, nhu cầu điều thô là 1 triệu tấn (500 ngàn tấn trong nước, 500 ngàn tấn NK), thì trong năm 2015, nhu cầu điều thô chắc chắn không dưới con số này.
Nhưng với tình hình NK điều thô đang và sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, các DN lại càng muốn nhờ cậy nhiều hơn vào nguồn điều thô trong nước. Trước hết, đến nay, điều được sản xuất ở Việt Nam vẫn được các khách hàng đánh giá cao nhất về mặt chất lượng.
Nhưng nghiên cứu sâu về tác dụng của hạt điều với sức khỏe con người, cũng đều đánh giá rất cao hạt điều của Việt Nam. Do đó, giá bán của điều nhân chế biến từ điều thô Việt Nam luôn cao hơn so với điều nhân có nguồn gốc từ điều thô NK. Bên cạnh đó, hạt điều Việt Nam có tỷ lệ thu hồi thành phẩm cao hơn so với điều thô NK.
Chính vì thế, theo nhận định của các chuyên gia ngành điều, trong niên vụ 2014-2015, nhiều khả năng giá điều thô trong nước sẽ tốt hơn so với niên vụ 2013-2014. Theo bà Nguyễn Thị Kim Nga, Phó Chủ tịch VINACAS, giá điều thô bình quân trong niên vụ 2013-2014 là 23.000 đ/kg. Nhiều khả năng, trong niên vụ 2014-2015, giá bình quân sẽ ở mức 25.000 đ/kg.
Để tận dụng cơ hội giá điều thô sẽ tốt hơn, VINACAS khuyến cáo nông dân trồng điều cần tăng cường chăm sóc, cải tạo vườn điều để tăng năng suất, chất lượng… Cũng theo VINACAS, nông dân cần tăng cường các biện pháp bảo quản sau thu hoạch, không pha trộn các tạp chất vào hạt điều để góp phần giữ chất lượng, uy tín hạt điều Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Những năm trước đây, cứ khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước lũ tràn về, cánh đồng Gò Kén, xã Long Thành Trung, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh lại nhộn nhịp người đi đánh bắt cá. Mùa nước nổi năm nay, tuy lũ về sớm nhưng lại lên xuống thất thường khiến cho bà con nông dân vốn quen làm nghề này cũng phải vất vả lắm mới kiếm được con cá.
Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu nguy cơ về dịch bệnh đối với nghề nuôi tôm chân trắng, vừa qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo hướng VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu, mô hình đã cho năng suất khá cao, không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mở ra triển vọng mới đối với nghề nuôi tôm chân trắng.
Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục... Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ). Trước đây, giống cá chạch lấu chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên.
Thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất theo hướng "chung sống với lũ" trong giai đoạn 2011 - 2015, Tiền Giang triển khai Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất theo mô hình lúa + cá tại xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè nằm đầu nguồn sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang có tổng nguồn vốn khoảng 25 tỉ đồng trên qui mô 100 ha.
Xuất thân từ một gia đình không mấy khá giả, sống chủ yếu bằng nghề làm thuê, nhưng với sự nỗ lực vươn lên, Huỳnh Ngọc Yến (sinh năm 1988, ngụ ấp An Hòa, xã An Hòa, Châu Thành) đã trở thành gương thanh niên làm kinh tế giỏi, với thu nhập ổn định từ nghề nuôi chim cút.