Giá cao su Việt Nam lao đầu giảm 30 USD/tấn

Cụ thể, theo thông tin từ Hiệp hội cao su Việt Nam, trong tuần qua, giá cao su RSS 3 giao tháng 03/2016 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo (TOCOM) tăng trong phiên đầu tuần nhưng sau đó giảm liên tiếp trong hai phiên giao dịch tiếp theo.
Nguyên nhân giảm được cho là do các nhà đầu tư lo ngại về khả năng tiêu thụ cao su thiên nhiên của Trung Quốc khi lợi nhuận trong lĩnh vực công nghiệp của nước này trong tháng 8/2015 đã sụt giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Bên cạnh đó, áp lực từ giá dầu giảm thấp và thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm vào giữa tuần 29/9 cũng được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến giá cao su RSS 3 giảm.
Tuy nhiên, đến hai phiên cuối tuần, giá cao su đã quay đầu tăng trở lại.
Kết thúc tuần 2/10, giá cao su RSS 3 giao tháng 03/2016 (TOCOM) đạt 1.416 USD/tấn, giảm 3 USD/tấn (-0,2%) so với ngày đầu tuần (28/9) nhưng tăng 8 USD/tấn (+0,6%) so với ngày cuối tuần trước (25/9).
Trên sàn SICOM Singapore, giá cao su TSR 20 kỳ hạn tuần qua sau khi giảm liên tục trong các phiên đầu tuần thì có xu hướng tăng nhẹ trong hai phiên còn lại.
Vào cuối tuần, ngày 02/10, giá cao su TSR 20 giao tháng 10/2015 đạt 1.232 USD/tấn, giảm 4 USD/tấn (-0,3%) so với ngày đầu tuần và giảm 5 USD/tấn (-0,4%) so với ngày cuối tuần trước (25/9).
Tại Sở Giao dịch Cao su Malaysia (MRE), giá cao su SMR 20 xuất khẩu do MRB chào bán biến động tăng giảm xen kẽ theo chiều hướng giảm so với tuần trước.
Kết thúc tuần, ngày 02/10, giá SMR 20 đạt 1.231 USD/tấn, giảm 16 USD/tấn (-1,2%) so với ngày đầu tuần và giảm 33 USD/tấn (-2,6%) so với ngày cuối tuần trước.
Tại thị trường Việt Nam, trong tuần từ 28/9 - 02/10, giá cao su Việt Nam xuất khẩu chào bán giữ ổn định trong đầu tuần sau đó điều chỉnh giảm xuống vào ngày cuối tuần (02/10).
Kết thúc tuần, giá SVR 3L xuất khẩu chào bán đạt 1.340 USD/tấn, giảm 30 USD/tấn (-2,2%) so với ngày đầu tuần và ngày cuối tuần trước đó (25/09).
Kết thúc tháng 9/2015, giá SVR 3L của Việt Nam xuất khẩu chào bán đạt trung bình 1.370 USD/tấn, giảm 111 USD/tấn (-7,5%) so với mức trung bình trong tháng 8/2015, và giảm 206 USD/tấn (-13,0%) so với tháng 9/2014.
Có thể bạn quan tâm

Gần 2 năm nay giá nghêu giống quá thấp, nên ông Trần Văn Vinh (Bảy Vinh), ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có ý tưởng tận dụng trang thiết bị có sẵn ở trại sản xuất nghêu giống để nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm.

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện XDNTM, tiêu chí môi trường tuy đã được các địa phương quan tâm thực hiện song kết quả chưa cao. Để nâng cao tỷ lệ các xã đạt tiêu chí về môi trường, nhiệm vụ đặt ra cho các ban ngành, cơ quan là cần có nhiều giải pháp, mô hình phát triển kinh tế ở nông thôn có tính khả thi như VAC (vườn, ao, chuồng).

Người dân ở các vùng được qui hoạch ngọt hóa ở một số xã tại Bình Đại, Ba Tri (Bến Tre) trong hơn một năm qua đã “lén lút” đào ao nuôi tôm nước mặn vì lợi nhuận từ con tôm quá mạnh mẽ. Dù chính quyền địa phương kiểm soát gắt gao nhưng họ vẫn làm cho bằng được, không ngại khó khăn, tốn kém, cản trở…

Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) nhiều gia đình đã lựa chọn mô hình nuôi ngan đen để phát triển kinh tế. Đây được đánh giá là nghề hái ra tiền bởi chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế rất khả quan.

Ngày 5/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết vụ nuôi tôm 2013, triển khai kế hoạch nuôi năm 2014 của các tỉnh phía Bắc.