Giá cam sành cuối vụ cao ngất ngưởng
Ông Lê Minh Tuấn, nông dân trồng cam sành ở xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết, những ngày gần đây giá cam sành tăng cao nhất từ đầu năm đến nay và so với cuối tháng trước thì giá cam sành đã tăng gần gấp đôi. Hiện nay thương lái đến tận vườn thu mua cam sành của nông dân với giá từ 45.000-52.000 đồng/kg (loại 1), còn cam sành loại 2 cũng có giá 35.000-40.000 đồng/kg.
Theo thương lái, giá cam sành tăng cao là do đang vào cuối vụ thu hoạch, sản lượng khan hiếm, không đủ cung cấp ra thị trường. Thêm vào đó là bệnh vàng lá greenning gây hại nhiều diện tích trồng cam sành, làm cho năng suất và chất lượng trái giảm đáng kể. Đáng chú ý, một số vườn cam sành chỉ mới thu hoạch được 2-3 mùa trái đã phải đốn bỏ do dịch bệnh hoành hành.
Nhiều nông dân trồng cam sành ở huyện Cái Bè cho biết, những năm gần đây giá cam sành chỉ tăng khoảng 3.000-5.000 đồng/kg nhưng năm nay giá cam sành tăng gần 15.000 đồng/kg. Mặc dù năng suất cam sành năm nay chỉ đạt gần 20 tấn/ha nhưng nhờ bán được giá cao đã giúp nhiều nông dân làm giàu nhờ loại trái cây này.
Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp, Tiền Giang hiện có gần 6.000 ha trồng cam sành, tập trung chủ yếu ở huyện Cái Bè. Thời gian gần đây, diện tích trồng cam sành có xu hướng giảm lại do dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề cho các vườn cam, nhất là bệnh vàng lá Greening. Hiện nay, các cơ quan chức năng, nhà khoa học đang nghiên cứu tìm giải pháp giải pháp hỗ trợ nông dân phòng trừ hiệu quả dịch bệnh này để nhanh chóng khôi phục lại diện tích trồng cam sành.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, tại một số tỉnh Thanh Hoá, Tiền Giang... rộ lên phong trào nuôi gà Sao bởi giống gà này mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giúp bà con xoá nghèo và làm giàu
Việc phát triển cây trồng vụ đông nói chung, nhất là khoai tây phải gắn với thị trường tiêu thụ và chế biến. Vụ đông năm nay, thời tiết diễn biến rất phức tạp, đầu vụ trong tháng 9 do ảnh hưởng liên tiếp của 3 cơn bão đã gây lũ lụt ngập úng kéo dài, làm thiệt hại nặng nề đến sản xuất vụ đông sớm đối với các loại cây trồng, nhất là cây rau, đậu tương, ngô
Máy kéo quạt sục khí từ lâu đã trở thành máy chém đối với dân nuôi tôm. Biết rõ điều này, nhưng nông dân vẫn không lắp lồng bảo hiểm và thực hiện các quy định về an toàn công nghiệp. Tai nạn xảy ra khi anh loay hoay với chiếc máy nổ Đông Phong kéo giàn cánh quạt sục khí nuôi tôm. Do vướng tay áo vào trục quay, chiếc máy đã hút anh vào vòng tua xoay tròn
Nghề nuôi tôm sú thời gian qua cũng trải qua lắm thăng trầm do ảnh hưởng của thời tiết, nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh liên tục, giá thuốc, thức ăn tăng cao, giá sản phẩm lên xuống thất thường. Nhiều hộ dân do thất thu tôm nhiều năm phải bán đất hay sản xuất cầm chừng hoặc chuyển sang nuôi một số đối tượng thủy sản khác
Cơn "đại hồng thủy" lịch sử kéo dài đã vài tháng nay tại Thái Lan - nhà sản xuất cao su hàng đầu thế giới, đã giáng một đòn nặng vào nguồn cung nguyên liệu chiến lược này và đẩy giá cao su thế giới lên cao trong tuần qua