Giá cam sành cuối vụ cao ngất ngưởng

Ông Lê Minh Tuấn, nông dân trồng cam sành ở xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết, những ngày gần đây giá cam sành tăng cao nhất từ đầu năm đến nay và so với cuối tháng trước thì giá cam sành đã tăng gần gấp đôi. Hiện nay thương lái đến tận vườn thu mua cam sành của nông dân với giá từ 45.000-52.000 đồng/kg (loại 1), còn cam sành loại 2 cũng có giá 35.000-40.000 đồng/kg.
Theo thương lái, giá cam sành tăng cao là do đang vào cuối vụ thu hoạch, sản lượng khan hiếm, không đủ cung cấp ra thị trường. Thêm vào đó là bệnh vàng lá greenning gây hại nhiều diện tích trồng cam sành, làm cho năng suất và chất lượng trái giảm đáng kể. Đáng chú ý, một số vườn cam sành chỉ mới thu hoạch được 2-3 mùa trái đã phải đốn bỏ do dịch bệnh hoành hành.
Nhiều nông dân trồng cam sành ở huyện Cái Bè cho biết, những năm gần đây giá cam sành chỉ tăng khoảng 3.000-5.000 đồng/kg nhưng năm nay giá cam sành tăng gần 15.000 đồng/kg. Mặc dù năng suất cam sành năm nay chỉ đạt gần 20 tấn/ha nhưng nhờ bán được giá cao đã giúp nhiều nông dân làm giàu nhờ loại trái cây này.
Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp, Tiền Giang hiện có gần 6.000 ha trồng cam sành, tập trung chủ yếu ở huyện Cái Bè. Thời gian gần đây, diện tích trồng cam sành có xu hướng giảm lại do dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề cho các vườn cam, nhất là bệnh vàng lá Greening. Hiện nay, các cơ quan chức năng, nhà khoa học đang nghiên cứu tìm giải pháp giải pháp hỗ trợ nông dân phòng trừ hiệu quả dịch bệnh này để nhanh chóng khôi phục lại diện tích trồng cam sành.
Related news

Chiều ngày 4/7, đại diện phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho biết, tại một số vùng nuôi ngao của người dân trên địa bàn đang xảy ra hiện tượng ngao chết hàng loạt, nổi trắng trên bờ.

Ngày 3/7, tại UBND xã An Ninh Đông, Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh (Sở NN-PTNT) phối hợp với UBND xã An Ninh Đông (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) tổ chức hội nghị thành lập Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ xã An Ninh Đông. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở NN-PTNT, UBND huyện Tuy An và gần 200 ngư dân tham gia tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ trên địa bàn xã.

Với lợi thế đất đai của gia đình, ông Võ Huy Lọng, thôn Nội Mai, xã Hưng Thủy (Lệ Thủy - Quảng Bình) đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi các loại cá giống nước ngọt như cá trắm, cá rô phi, cá mè... thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình. Ông là tấm gương tiêu biểu về phát triển kinh tế của địa phương.

Từ đầu năm đến nay, các cơ sở cung ứng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xuất bán ra thị trường hơn 3,5 triệu con cá giống các loại, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2014.

Khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều hộ dân chuyên “săn” cá còi (hay còn gọi là cá thòi lòi) ở xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ăn nên làm ra bởi luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Loài cá này được thương lái thu gom rồi xuất sang thị trường Trung Quốc.