Giá Cá Tra Giảm, Người Nuôi Tiếp Tục Lỗ Tới 2.000 Đồng/kg
Giá cá tra nguyên liệu trong tháng 7 dao động từ 20.500-21.500 đ/kg, giảm 3.000 đ/kg so với tháng trước.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 7 tháng qua, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 1,819 triệu tấn, tăng 3,4% so với cùng kì năm trước.
Trong đó, cá tra có diện tích nuôi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 6.200 ha với sản lượng 598 ngàn tấn. Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng cá tra của hầu hết các tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá cá tra nguyên liệu giảm thấp nên người nuôi cho ăn cầm chừng, kéo dài thời gian, cá không đạt kích cỡ thu hoạch.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Vĩnh Long, do thời tiết mưa nắng thất thường đã tạo điều kiện cho bệnh thủy sản xảy ra hầu hết trên cá tra nuôi. Mức độ hao hụt từ 5-10% đối với cơ sở thực hiện tốt kỹ thuật phòng và trị bệnh, các cơ sở khác hao hụt từ 15-20%.
Giá cá tra nguyên liệu trong tháng dao động từ 20.500-21.500 đ/kg, giảm 3.000 đ/kg so với tháng trước, giá thành sản xuất 22.500-23.500 đ/kg. Với giá như trên người nuôi lỗ từ 1.500-2.000 đ/kg.
Có thể bạn quan tâm
Ban đầu do chưa biết kỹ thuật nuôi nên ông đã mày mò tìm hiểu từ sách báo, và dần dà ông cũng biết cách chăn nuôi. Vì vậy, chỉ 6 tháng sau, gà đã cho lợi nhuận từ trứng hàng ngày. Thấy có thể thoát nghèo từ nuôi gà, ông mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng vay 100 triệu đồng về xây chuồng trại và nhân đàn gà lên 2000 con.
Khi đánh giá về tác động sản xuất vụ đông, đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê thẳng thắn trao đổi: Quá trình sản xuất nhiều năm cho thấy, diễn biến thời tiết sản xuất vụ đông thường phức tạp.
Được biết, mô hình nuôi bò vỗ béo của dự án Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam thông qua Hội Nông dân huyện Tam Nông hoạt động có hiệu quả. Hội Nông dân huyện đang phát huy và nhân rộng, với mức hỗ trợ sẽ được nâng lên nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
Sau một thời gian tìm đến các mô hình sản xuất, chăn nuôi trang trại lớn ở trong huyện, trong tỉnh học tập kinh nghiệm, đến năm 2008 ông Chương đã mạnh dạn bàn bạc với gia đình vay thêm vốn đầu tư xây dựng trang trại để chăn nuôi lợn với tổng số vốn gần 1 tỷ đồng.
Diện tích tự nhiên hơn 4.800ha, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn có 3.006 hộ với 12.084 khẩu sinh sống ở 22 khu dân cư, trong đó dân tộc Kinh chiếm 48%, Mường 46%, còn lại là dân tộc Dao và dân tộc khác.