Giá cá lóc thương phẩm tăng cao, nông dân lại ồ ạt mở rộng diện tích
Sau một thời gian dài, giá cá lóc thương phẩm luôn ở mức thấp, điều kiện nuôi không thuận lợi khiến diện tích nuôi cá lóc trong khu vực giảm mạnh. Tuy nhiên, gần hai tuần qua giá cá lóc tăng mạnh, nông dân lại ồ ạt mở rộng diện tích.
Hiện cá lóc phương phẩm mua tại ao có giá từ 37.000 đến 38.000đ/kg, người nuôi có lợi nhuận khá cao nhưng ít có sản phẩm để bán. Nguyên nhân giá cá lóc tăng cao là do thiếu hụt nguồn cung, do thời gian qua người nuôi cá luôn bị lỗ hoặc huề vốn nên diện tích nuôi giảm mạnh. Chỉ tính riêng tại tỉnh Trà Vinh, kể từ đầu năm đến nay địa phương chỉ thả nuôi gần 150ha, tức giảm trên 60ha, trong khi sản lượng chỉ đạt hơn 13.000 tấn, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, khi giá cá tăng lên, nông dân lại đổ xô thả cá bất chấp hạ tầng phục vụ sản xuất hạn chế vì nằm ngoài quy hoạch.
Trước tình hình đó, ngành chuyên môn Trà Vinh khuyến cáo người dân chỉ thả rải vụ để tránh lặp lại tình trạng được mùa mất giá.
Ông Huỳnh Văn Thảo Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Trà Cú, địa phương có diện tích nuôi cá lóc lớn nhất tỉnh Trà Vinh cho biết: “Hệ thống thủy lợi không đáp ứng được nguồn nước cấp cũng như nước thải, có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường. Đối với Phòng Nông nghiệp, chúng tôi cũng trăn trở và vận động bà con nơi có điều kiện thì tiến hành sản xuất, còn những nơi nào không có điều kiện nên hạn chế nuôi”.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 4-11, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị công tác bảo vệ thực vật miền Trung - Tây Nguyên và chỉ đạo phòng chống bệnh hại hồ tiêu.
Một trong những đặc sản nổi tiếng của Đồng Nai là trà Phú Hội. Trà trồng trên vùng đất thuộc xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) dù nấu lá uống tươi hay uống trà đã sao, phơi khô cũng đều thơm ngon, đậm đà hơn hẳn trà ở nơi khác.
Thời gian qua, xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang có nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động như: Nuôi gà công nghiệp, bò sữa, trồng rau màu, ổi không hạt, chanh bông tím...
Có thời điểm tin gỗ sưa đỏ “đắt như vàng” khiến cho những khu rừng ở Nam Đông (Thừa Thiên Huế) nhộn nhịp người kiếm tìm, lục lọi. Tuy cây sưa thưa dần trên những cánh rừng nguyên sinh nhưng loại cây được xem là quý hiếm này lại được trồng nhiều trong các mảnh vườn hộ gia đình.
Nếu như thời gian trước, giá sưa giống ở Tây Nguyên đắt đỏ thì thời điểm hiện nay, giá loại cây này rẻ như cho.