Gắn Biển Chỉ Dẫn Gà Đồi Yên Thế Tại Chợ Gia Cầm Hà Vỹ - Hà Nội
Ngày 5-11, UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) tổ chức gắn biển chỉ dẫn thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” cho 12 ki ốt tại chợ gia cầm Hà Vỹ (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) - chợ đầu mối gia cầm lớn nhất TP Hà Nội.
Chợ Hà Vỹ có 162 ki ốt chuyên buôn bán gia cầm (81 ki ốt gia cầm, 81 ki ốt thủy cầm), lượng tiêu thụ bình quân mỗi ngày 50-60 tấn, dịp lễ, tết khoảng 100 tấn sản phẩm. Tại đây có 12 ki ốt tiêu thụ sản phẩm "Gà đồi Yên Thế” với lượng từ 700- 1.200 con mỗi ngày. Việc gắn biển chỉ dẫn không chỉ giúp người tiêu dùng nhận biết nguồn gốc mà còn giúp ngành chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ sản phẩm "Gà đồi Yên Thế” tiêu thụ trên địa bàn.
Được biết, thời gian tới UBND huyện Yên Thế tiếp tục gắn biển chỉ dẫn thương hiệu "Gà đồi Yên Thế” tại một số chợ, siêu thị đầu mối tiêu thụ gia cầm ở TP Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay, thời gian tới, nhiều loại trái cây Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, New Zealand…khi mà các quy trình kỹ thuật song phương đã được hoàn tất.
Tháng 9-2015 Nhật Bản sẽ cho nhập khẩu xoài Cát Chu của Việt Nam, theo ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT).
Giá nguyên liệu dao động ở mức thấp đã khiến không ít hộ nông dân nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) quyết định “treo ao” sau khi tôm nuôi xảy ra dịch bệnh.
Tình trạng sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi tiếp tục gia tăng ở các tỉnh, thành phía Nam. Đợt thanh tra vừa qua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn phát hiện ra chất cấm cả trong những lô heo của các công ty lớn như CP và heo có nguồn gốc từ Anco.
Do năng suất giảm nên lượng hồ tiêu xuất khẩu cả năm 2015 dự kiến đạt khoảng 130.000 tấn, giảm 26.000 tấn so với năm 2014. Tuy vậy, nhờ giá tăng nên kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu vẫn đạt mức khoảng 1,2 tỉ đô la Mỹ.