Gần 1 Nghìn Ha Lúa Mùa Gãy Đổ Khi Bão Số 3 Đổ Bộ
Tại cuộc họp Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương diễn ra sáng nay, thống kê từ các tỉnh cho thấy, chưa ghi nhận thiệt hại về người, gần 1 nghìn ha lúa mùa gẫy đổ, một số tỉnh, thành xảy ra ngập úng trên diện rộng, một số tàu thuyền lồng bè nuôi trồng thủy sản thiệt hại khi bão số 3 đổ bộ vào bờ.
Theo thống kê chưa đầy đủ, Quảng Ninh là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề với 5 nhà bị tốc mái, 3 bè cá chìm, nhiều cây cối và một số cột điện hạ thế tại thành phố Móng Cái bị đổ, gần 1 nghìn ha lúa mùa bị gẫy đổ.
Tại thành phố Hải Phòng 1 tàu cá của tỉnh Nghệ An mang số hiệu NA9968 khi vào neo tránh bão ở đảo Cát Bà gặp nạn do bị đứt dây neo, trong đêm qua Bộ đội biên phòng Hải Phòng đã tiếp cận đưa người bị thương đi cấp cứu và lai dắt vào bờ. Mưa do hoàn lưu bão gây ra cũng khiến nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Nam Định bị ngập úng trên diện rộng.
Ứng phó với bão số 3, các tỉnh, thành phố gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định đã di dời 55 nghìn người ra khỏi các khu vực nguy hiểm. Lực lượng bộ đội biên phòng tuyến biển phối hợp với các địa phương thông báo, kiểm tra, hướng dẫn sắp xếp neo đậu gần 34 nghìn phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, với khoảng 121 nghìn người tính từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc biết diễn của bão để chủ động ứng phó.
Có thể bạn quan tâm
Trà Vinh là địa phương có sản lượng dừa đứng thứ hai trong khu vực ĐBSCL (sau tỉnh Bến Tre), với diện tích trên 14.941 ha và hàng năm cho sản lượng trên 151 triệu trái dừa. Trước tình hình giá dừa đang sụt giảm mạnh trên thị trường, hiện dao động ở mức 11 – 13 ngàn đồng/chục (12 trái); giảm 95 – 100 ngàn đồng/chục so với cùng kỳ tháng 5/2011.
Dự án Đào tạo nâng cao năng lực kinh tế dựa vào cộng đồng (CB-TREE) do Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với Dự án Thị trường lao động EU/MOLISA/ILO đang triển khai thí điểm tại Hà Tĩnh có thể là hướng đi phù hợp
Vì là loài rắn quý hiếm nên nhiều nhà hàng, quán ăn đã thu mua hổ hèo với giá khá cao, từ 450.000đ – 500.000đ/kg. Do đó, một vài bà con nông dân đã mày mò tìm cách nuôi hổ hèo cho sinh sản và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ
Hơn 15 năm chị sống nhờ vào gánh hàng rong, với nghị lực phi thường chị trở thành bà chủ trang trại nuôi cá sấu, cá lóc, cá da trơn và ba ba trên diện tích 2,3 ha, sản lượng đạt hàng trăm tấn mỗi năm. Tổng lợi nhuận từ năm 2001 đến nay đã là 5 tỷ đồng. Chị được mệnh danh là “nữ tướng nuôi cá” của xứ dừa. Đó là chị Phan Thị Vân ở ô 3, thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, Bến Tre.
Việc trồng xen ca cao trong vườn cây lâu năm như tiêu, điều, cà phê… vừa giúp cây trồng chính tăng năng suất, vừa giúp nông dân có thêm thu nhập từ cây ca cao. Tuy nhiên, sau 40 năm có mặt tại Việt Nam, cây ca cao hiện vẫn bị cho là cây trồng mới, nông dân không quan tâm chăm sóc, phát triển vườn.