Được Mùa Hành Tím Ở Tân Thủy (Bến Tre)

Từ bao đời nay, nông dân xã Tân Thủy (Ba Tri - Bến Tre) luôn gắn bó với nghề trồng hoa màu. Trong đó, nhiều nông dân đổi đời nhờ hành tím.
Trồng hành tím cũng phải luân vụ. Xã có 6 ấp đều trồng hành tím, nhiều nhất là ở ấp Tân Bình (20 ha). Hướng dẫn chúng tôi trên những cánh đồng hành tím, ông Lê Thanh Bình - Chủ tịch Hội Nông dân xã giới thiệu, tổng diện tích gieo trồng hoa màu của xã là 412 ha, trong đó cây hành tím chiếm 73 ha. Sản lượng hành tím năm nay đạt 475 tấn. Hàng năm, vào hai tuần đầu của tháng 9 âm lịch, bà con bắt đầu xuống giống hành tím, sau 65 ngày thu hoạch phục vụ Tết Nguyên đán. Năm nay, số người trồng hành giảm một nửa, so với mọi năm, bởi lo sợ thời tiết không thuận lợi. “Cũng từ đó, giá hành tím năm nay rất cao, đầu vụ giá lên tới 25.000 đồng/kg, còn hiện nay cũng khoảng 12.000 - 15.000 đồng/kg. Cứ một công hành tím, nông dân thu hoạch từ 1,5 - 1,8 tấn” - ông Bình nói.
Để hiểu rõ hơn về hiệu quả của việc trồng hành tím, chúng tôi đến hộ ông Huỳnh Ngọc Diệu - ấp Tân Bình, là một nông dân trồng nhiều hành tím, cho biết để có được những củ hành to và màu đẹp, đòi hỏi người trồng phải nắm rõ kỹ thuật chọn giống và bón phân. Trước khi xuống giống, phải cày đất, rải phân lân đối với đất phèn. Sau 10 - 15 ngày, bón lót phân NPK 20-20-15, sau đó xuống giống, 7 ngày sau tưới hoặc rải phân Urê (còn gọi là phân trắng) một lần. Sau 15 ngày bón phân DAP, 3 - 4 ngày sau xịt thuốc, đây là giai đoạn quan trọng. 40 ngày tiếp theo bón phân NPK 16-16-8. Mỗi ngày tưới 2 lần nước, vào buổi sáng và chiều.
Ông Nguyễn Văn Hùng ở ấp Tân Bình cho biết, khi gieo hành được một tháng, ông trồng xen ớt, thu hoạch hành xong qua Tết thì thu hoạch ớt. Ông Trần Văn Hưởng trồng 1.000 m2 hành tím vừa bán được 14.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, còn lãi 15 triệu đồng.
Ông Trần Văn Hồng - Chủ tịch UBND xã Tân Thủy cho biết, hiện nay UBND xã đã thành lập Tổ sản xuất rau sạch, gồm 30 tổ viên, với tổng diện tích gần 50.000 m2. “Trong năm, Tổ đã nhận được sự hỗ trợ từ nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 101 triệu đồng, mỗi tổ viên nhận được 2 triệu đồng. Số tiền còn lại gửi ngân hàng, lấy lãi để cho vay đối với những hộ bị rủi ro trong quá trình sản xuất” - ông Hồng phấn khởi nói.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, các ngành chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng cố ý đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm, các sản phẩm tôm có chứa tạp chất. Tuy nhiên, kết quả chưa triệt để, tình hình vi phạm vẫn xảy ra.

Hiện nay, các hộ nuôi tôm càng xanh trên vùng chuyển đổi lúa - tôm kết hợp của huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã xuống giống vụ nuôi chính trong năm. Tập trung nhiều ở các xã: Phước Long, Phong Thạnh Tây A, Vĩnh Phú Tây.

Nghi Thiết (Nghi Lộc - Nghệ An) hiện có gần 11 ha ngao thương phẩm. Tính đến ngày 12/8, khoảng 100 tấn ngao thương phẩm của người dân trên địa bàn huyện bị chết, gây thiệt hại gần 2 tỷ đồng.
Ngày 08 đến ngày 10 tháng 08 năm 2015, tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An tổ chức tập huấn kỹ thuật, thăm quan mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ theo VietGAP.

Ngày 6/8/2015 tại Kiên Giang, Tổng cục thủy sản đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang, tổ chức Hội thảo xin ý kiến hướng dẫn áp dụng quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP cho nuôi thương phẩm tôm nước lợ. Tham dự Hội thảo có đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT,Chi cục nuôi trồng thủy sản của các tỉnh/thành phố và các đơn vị trực thuộc Tổng cục thủy sản, các tổ chức chứng nhận và người nuôi. Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản đã chủ trì Hội thảo.