Dừng thu thuế xuất khẩu với sắn
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, ngày 4/9, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 141 thông báo dừng thực hiện Thông tư số 63 (ban hành ngày 6/5 liên quan đến sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng sắn).
Theo đó, kể từ ngày 5/9, các mặt hàng sắn xuất khẩu thực hiện theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế với mức thuế suất thuế xuất khẩu 0% cho đến khi có văn bản mới của Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan có liệu quan nghiên cứu sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng sắn áp dụng cho năm 2016 theo đúng trình tự thủ tục quy định.
Bộ này sẽ tiếp tục theo dõi để có lộ trình tăng dần mức thuế suất thuế xuất khẩu sắn cho phù hợp với lộ trình áp dụng xăng sinh học và tình hình thực tế về sản xuất, tiêu thụ sắn trong nước, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân trồng sắn.
Trước đó, ngày 6/5, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 63 quy định thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng sắn là 5% với hiệu lực thi hành từ ngày 20/6. Tuy nhiên, nhiều địa phương như Gia Lai, Bình Định và các doanh nghiệp xuất khẩu sắn lát tại TPHCM, Gia Lai, Bình Định đã “kêu cứu”.
Vì thế, ngày 29/7, Bộ Tài chính đã có công văn báo cáo Thủ tướng đề nghị: Cho phép tạm dừng việc thực hiện Thông tư số 63 nhằm tháo gỡ khó khăn ngay cho doanh nghiệp và người nông dân trồng sắn đối với vụ mùa năm nay.
Đến ngày 26/8, Văn phòng Chính phủ có công văn thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc với đề nghị của Bộ Tài chính.
Có thể bạn quan tâm
Một số nơi trong tỉnh Bắc Giang, có việc chính quyền sở tại cho nông dân thầu hoặc buông lỏng quản lý để xảy ra nhiều trường hợp lấn chiếm lưu vực, dòng kênh tiêu để nuôi thả cá. Việc làm này mang lợi ích cho số ít người nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác tiêu úng, gây thiệt hại lớn về sản xuất của hàng trăm hộ dân.
Dù tỷ lệ thiệt hại đến tuần đầu tháng 9 vẫn còn ở mức 28,8%, nhưng vụ nuôi tôm nước lợ 2013 của tỉnh Sóc Trăng đã và đang diễn biến khá thuận lợi, khi phần lớn diện tích thu hoạch không chỉ đạt năng suất, mà giá bán cũng luôn ở mức cao. Dù vụ tôm 2013 chưa kết thúc nhưng nỗi lo cho vụ tôm 2014 đã hiện hữu, với không ít vấn đề đặt ra cho ngành chức năng và chính quyền địa phương.
Gần 3 năm qua, ngư dân đảo Hòn Chuối (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) đã thử nghiệm và thành công bước đầu với mô hình nuôi cá bớp lồng bè. Hiệu quả từ mô hình này đã và đang giúp cho cư dân đảo Hòn Chuối có thêm nguồn thu đáng kể, cải thiện cuộc sống…
Lần đầu tiên Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên phối hợp với Công ty Syngenta tổ chức trồng lúa theo mô hình GroMore (giải pháp tích hợp cây lúa giúp cải thiện năng suất và thu nhập cho người nông dân). Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.
Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar được xem là thiết bị liên lạc hiện đại nhất hỗ trợ tàu cá hành nghề trên biển. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào sử dụng, ngư dân không mấy mặn mà vì cho rằng nó không phát huy tác dụng như mong đợi.