Dùng phân bón Văn Điển cho cây vụ đông
Các loại phân bón chuyên dùng Văn Điển cho cây vụ đông
Kết quả nghiên cứu khoa học đã cho thấy để đạt năng suất cao cây vụ đông cần những chất dinh dưỡng sau:
Các chất đa lượng: Đạm lân, kali (NPK), các chất dinh dưỡng trung lượng: vôi, (CaO), Magie (MgO), si lic (SiO2), lưu huỳnh (S); các chất vi lượng: kẽm, bo, sắt, mangan, co ban, đồng là những chất tham gia tổng hợp các vitamin, hợp chất khoáng trong rau củ quả hạt.
Các yếu tố dinh dưỡng này được cung cấp rất đầy đủ trong các loại phân bón Văn Điển.
Nông dân huyện Văn Lâm, Hưng Yên chăm sóc cây vụ đông.
- Cây ngô: Phân đa yếu tố NPK 5.10.3 bón lót với tổng lượng dinh dưỡng trên 58% gồm có N = 5% , P2O5 = 10% . K2O = 3% , CaO = 16%, MgO = 8%, SiO2 = 15%, S – 1% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn với lượng bón 25kg/sào (360m2). Phân đa yếu tố NPK 14.8.7 bón thúc với tổng dinh dưỡng trên 58% bao gồm N = 14%, P2O5 = 8% . K2O = 7% , CaO = 12%, MgO = 6%, So2 = 9%,
S = 2% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn lượng bón từ 28 – 35kg/sào được chia làm 2 đợt: Đợt 1 bón 30% lượng phân khi ngô có 4 – 5 lá, đợt 2 bón hết số lượng phân còn lại khi ngô có 7 – 8 lá, mỗi lần bón phân cần vun kín đất và kết hợp tưới ẩm.
- Cây khoai tây: Bón lót bằng phân đa yếu tố NPK 5.10.3 tổng dinh dưỡng 58%, lượng bón 25kg/sào cùng với 5 tạ phân hữu cơ hoai mục rắc theo rạch, phủ lớp đất mỏng sau đó đặt củ giống, chú ý không để củ giống tiếp xúc với phân rồi lấp đất dầy 3-5cm, phủ rơm rạ giữ ẩm đất.
Bón thúc bằng phân đa yếu tố NPK 22.5.11, tổng dinh dưỡng trên 62% gồm N = 22% , P2O5 = 5% . K2O = 11% , CaO = 9%, MgO = 5%, SiO2 = 8%, S – 2% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn.
Lượng bón từ 16 – 20kg/sào chia làm 2 đợt: Đợt 1 bón 50% lượng phân khi cây khoai cao 15-20cm, xới nhẹ 2 mép luốn hoặc giữa hai hàng khoai xa gốc sau đó rải phân và kéo đất ở rãnh luống lấp kín phân đợt 2 bón hết số phân còn lại sau 40-45 ngày trồng. Rải phân vào hai mép luống rồi kéo đất ở hai rãnh luống vun cao, phủ kín phân, mỗi lần bón phân như trên cần kết hợp với tưới ẩm .
- Cây khoai lang: Bón lót bằng phân đa yếu tố NPK5.10.3 Tổng dinh dưỡng 58% lượng bón 15-20kg/ sào kết hợp với phân hữu cơ rải phân vào rạch luống, vùi lớp đất nhẹ sau đó đặt giây giống. Bón thúc khi khoai ngả ngọn bò bằng phân đa yếu tố NPK 10.5.12 tổng dinh dưỡng N = 10% , P2O5 = 5% . K2O = 12%, CaO = 7%, MgO = 7%, SiO2 = 6%, S – 3% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn. Lượng bón từ 15-18kg/sào xới nhẹ đất 2 mép luống rải đều phân sau đó kéo đất ở rãnh vun luống cao vùi kín phân.
- Cây đậu, lạc: Trồng lạc và đỗ tương trên đất màu, sử dụng phần đa yếu tố NPK 4.12.7 lượng bón 25 – 30kg/sào cùng với phân chuồng mục rải phân theo rạch luống lấp đất rồi tra hạt lên trên. Với đậu tương trên đất hai lúa có nhiều cách làm nhưng đơn giản nhất: Gặt để trừ gốc rạ 10 – 20cm, cách một hàng tra hạt một hàng vào tất cả các gốc rạ, hoặc có thể gieo vãi trên nền ruộng khi đất còn mềm sau đó dùng 15 – 20kg NPK 4.12.7 gồm N = 4% , P2O5 = 12% . K2O = 7%,
CaO = 16 %, MgO = 8%, SiO2 = 15%, S =2% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn (có thể bón muộn nhất vào lúc đậu ra lá thật).
- Cây rau: (Bắp cải, xu hào, xúp lơ) bón lót trước khi trồng cây con bằng phân đa yếu tố NPK 5.10.3 lượng bón 25 – 30kg/sào, bón thúc bằng phân đa yếu tố NPK 22.5.11 tổng dinh dưỡng 62%, lượng bón từ 20- 25kg/sào chia làm hai đợt.
Đợt 1 bón 30% lượng phân sau trồng 15 – 20 ngày, đợt 2 bón hết lượng phân còn lại vào sau trồng 30 – 35 ngày, rải phân xa gốc xới đất ở mép ngoài phủ kín phân, thường xuyên tưới ẩm cho cây để cây dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng.
Có thể bạn quan tâm
Đây là một trong những nội dung mới tại Nghị định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản vừa được Chính phủ ban hành.
Khi mọi nhà còn đang sâu giấc thì những người thu mua hải sản đã có mặt tại đìa, sẵn sàng với chuyến thu mua đêm để kịp đưa hải sản tươi ra chợ sớm…
Nuôi thủy sản thành vùng tập trung đang được coi là một trong những hướng tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế ở huyện Tân Yên (Bắc Giang). Nghề này đã mang lại thu nhập cao cho người dân và góp phần tạo diện mạo nông thôn mới.
Trong vụ cá Nam năm 2015, nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế, các loài cá nổi xuất hiện thường xuyên và kéo dài như: cá thu, cá nục, cá cơm, cá ngừ... với mật độ cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đẩy mạnh hoạt động khai thác đạt sản lượng cao.
Chỉ với 60 triệu đồng vốn đầu tư ban đầu, đến nay mô hình nuôi ba ba của ông Vũ Văn Tuấn ngụ ấp 6, xã Minh Thắng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã cho thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Mô hình hiệu quả này được các hộ nông dân ở xã Minh Thắng học tập.