Dưa Hấu Về Nông Thôn Giá 2.000 – 3.000 Đồng/kg
Trước tình trạng dưa hấu trong tỉnh An Giang “đụng” phải nguồn cung dưa hấu dồi dào từ một số tỉnh trong khu vực như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An…, nhiều hộ trồng dưa hấu ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã chuyển hướng tự thu hoạch dưa hấu đưa đi tiêu thụ ở các chợ nông thôn hoặc bày bán dọc theo đường đi cho du khách.
Trên các tuyến Tỉnh lộ 941 (từ Tri Tôn về Châu Thành), 948 (Tri Tôn qua Tịnh Biên) có rất nhiều “lều trại” dưa hấu dựng tạm bên đường. Chị Nguyễn Thị Ngọc, bán dưa hấu trên Tỉnh lộ 941, đoạn thuộc xã Tà Đảnh (Tri Tôn), cho biết: Giá dưa hấu loại 1 chị bán ra chỉ 3.000 đồng/kg. Mỗi ngày tiêu thụ trên 300kg. “Đám dưa này của ông chú. Đến kỳ thu hoạch mà thương lái chỉ trả giá 1.500 đồng/kg (dưa loại 1). Thấy bán giá này lỗ quá nên chúng tôi mang ra bán lẻ hy vọng gỡ gạc lại chút đỉnh”, chị Ngọc nói. Trong khi đó, ở các chợ nông thôn, vùng sâu, vùng xa, dưa hấu được chở bằng ghe, xuồng đến bán cho người dân với giá từ 2.000 – 3.000 đồng/kg.
Như báo An Giang đã đưa tin, khoảng vài tuần nay, giá bán dưa hấu tại ruộng trên địa bàn tỉnh đột ngột giảm mạnh, chỉ còn dao động từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, giảm đến 80% so với đầu vụ. Với giá bán này, nông dân trồng dưa hấu bị lỗ hơn 2 triệu đồng/công (gần 1.300m2).
Có thể bạn quan tâm
Giá chôm chôm nhãn, thái loại ngon bán lẻ tại các chợ của Đồng Nai dao động từ 16-18 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 3-5 ngàn đồng/kg, chôm chôm thường 7-8 ngàn đồng/kg, tăng 2-3 ngàn đồng/kg, măng cụt khoảng 28-30 ngàn đồng/kg, tăng 5 ngàn đồng/kg, sầu riêng 25-28 ngàn đồng/kg, tăng 5-6 ngàn đồng/kg. Tại các nhà vườn giá bán các loại trái cây trên cũng tăng khoảng 2-4 ngàn đồng/kg.
15 năm qua (1999-2014), với lợi thế về điều kiện tự nhiên nên nghề chăn nuôi gia súc, trồng trọt tại hộ gia đình ở xã Định An, huyện Dầu Tiếng phát triển ổn định. Để hỗ trợ nông dân phát triển ngành nghề này, Hội Nông dân xã thường xuyên mở lớp tập huấn hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt.
Thông thường, kết thúc tháng 7 âm lịch cũng là lúc hết mùa nhãn. Nhưng những năm gần đây, qua Rằm Trung thu, người tiêu dùng vẫn mua được những chùm nhãn tươi rói, ngọt lịm. Đó là nhờ nhiều nhà vườn đã đưa giống nhãn muộn về trồng trên những vạt đồi trung du.
Năm 2013, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Điện Biên đã xây dựng được 8 mô hình chuyển giao KHKT từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp; 3 mô hình từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nông thôn do Chính phủ Đan Mạch viện trợ.
Sản xuất theo phong trào, chất lượng chưa đồng bộ, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu, bỏ ngỏ thị trường nội địa… là những hạn chế cố hữu của nông sản nói chung và trái cây nói riêng