Cánh đồng liên kết

Ngoài việc đem lại hiệu quả cao, chương trình còn giúp nông dân quan tâm tới việc canh tác theo quy trình kỹ thuật nhằm giảm giá thành đầu vào, bền vững cho môi trường…
Liên kết
Thực hiện chương trình gồm Phòng NN-PTNT, Trạm BVTV, Trạm Khuyến nông huyện Tam Nông, UBND các xã, HTXNN, Cty CP BVTV Sài Gòn (SPC), Cty CP Phân bón Bình Điền.
Ông Phạm Huy Hoàng, chuyên viên phụ trách chương trình của SPC cho biết, cánh đồng liên kết được triển khai gần 3.000 ha tại 6 HTX: Tân Cường; Hùng Cường; Số 1 Phú Hiệp; Phú Bình; Phú Xuân và Tân Tiến.
Chương trình đã thực hiện 4 điểm trình diễn tại 3 điểm: HTX Hùng Cường; Số 1 Phú Hiệp; Tân Tiến với các hộ Lê Thanh Tùng ở ấp K12, xã Phú Hiệp diện tích 1 ha; hộ ông Nguyễn Thái Dương, ấp K9, xã Phú Hiệp 0,5 ha; hộ ông Nguyễn Thanh Sơn, xã Phú Cường 1 ha và hộ ông Võ Văn Đào, ấp K9, xã Phú Hiệp 0,5 ha…
Các hộ thực hiện trình diễn theo hướng dẫn của Trạm KN Tam Nông, áp dụng và thực hiện đúng quy trình SX “1 phải 5 giảm”, chọn giống cấp xác nhận, sạ thưa 10 - 12 kg/1.000 m2; phun thuốc BVTV của SPC và sử dụng phân bón Bình Điền.
Ngày 7/8 chương trình đã tổ chức hội thảo đầu bờ tại ruộng của ông Nguyễn Thái Dương. Ngày 12/8 tổ chức tại ruộng của ông Nguyễn Thanh Sơn.
Theo đánh giá của những người tham gia, vụ HT năm nay thời tiết khá thuận lợi, dịch hại ít. Công tác kiểm tra và dự báo trên đồng ruộng của Trạm BVTV và Trạm KN khá chính xác, kịp thời thông tin đến các xã viên nên công tác phòng trừ sâu bệnh, dịch hại đạt hiệu quả tốt.
Đánh giá cao thuốc của SPC
Ghi nhận của NNVN tại buổi hội thảo đầu bờ, sau khi áp dụng quy trình sử dụng các sản phẩm thuốc BVTV của SPC, nông dân tham gia đánh giá rất cao.
Các ông Võ Văn Đào và Nguyễn Thái Dương (HTX Tân Tiến) cho biết, xuống giống lúa Jasmine 85 ngày 10/5. Sau 83 ngày chăm sóc lúa trên đồng trổ bông rất đều.
Liên kết SX giúp giảm giá thành, tăng năng suất
Nông dân tham gia mô hình rất phấn khởi và đồng tình với chương trình, bước đầu đã quan tâm với việc canh tác theo quy trình kỹ thuật giúp giảm giá thành, tăng năng suất. Đồng thời bà con cũng mong muốn có sự liên kết đầu vào và việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. |
Ông Đào và ông Dương cho biết cùng áp dụng đúng quy trình như sau: Ngày 18/5 (8 ngày sau sạ) phun thuốc trừ cỏ Pyanchor Gold 8.5EC diệt hữu hiệu cỏ lồng vực, đuôi phụng và nhóm cỏ lá rộng. Kết quả cho thấy cỏ chết trên 95%, thuốc còn diệt cả cỏ chác lác.
Từ 24 - 27/5 (tức 14 -17 ngày) lúa bị bọ trĩ (bù lạch) nhiều, chiếm khoảng 90% diện tích nên phun thuốc Comda Gold 5WG kết hợp đưa nước vào ruộng ngập 2/3 thân cây. Sau khi phun cho thấy thuốc có hiệu quả rất tốt, tỷ lệ bọ trĩ, bù lạch chết 100%.
Ngày 10 - 15/6 (lúa 31 - 36 ngày) giai đoạn này sâu cuốn lá, đục thân, rầy nâu... chiếm khoảng 6 - 10% nên phun thuốc trừ sâu Sairifos 585EC, Sagometro 50WG. Đã diệt sâu cuốn lá, đục thân, muỗi hành, rầy nâu khoảng 95%.
Từ 17 - 19/6 khi lúa được 38 - 40 ngày phun thuốc ngừa nhện gié Saromite 57EC có hiệu quả rất tốt. Từ 27/6 khi lúa 48 ngày phun ngừa các bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, đốm nâu, đốm vằn....
Phun đợt 1 thuốc trừ bệnh Pysaigon 50WP và Alpine 80WG, ít thấy vết bệnh xuất hiện trên ruộng.
Ngày 7/7 khi lúa 58 ngày tiếp tục phun ngừa đạo ôn, cháy bìa lá đợt 2 thuốc Pysaigon 50WP và Alpine 80WG cho hiệu quả tốt, vết bệnh hầu như không xuất hiện hoặc có rất ít.
Ngày 22 - 25/7 lúa 74 - 77 ngày xịt Trizole 75WP và Sagograin 300EC ngừa đạo ôn cổ bông và lem lép hạt cho hiệu quả tốt, tạo cho lá đòng hấp thu tốt.
Theo tính toán của những hộ tham gia chương trình: Tổng chi phí đầu tư là 15.825.000 đ/ha. Trong đó giống 1.476.000 đ/ha, phân bón 4.930.000 đ/ha; thuốc BVTV 2.659.000 đ/ha (thấp hơn đối chứng 686.000 đ/ha); công lao động 6.760.000 đ/ha thấp hơn ruộng đối chứng 235.000 đ/ha nhờ giảm công bón, công phun thuốc.
Năng suất bình quân đạt 6,3 tấn/ha. Giá thành SX 2.512 đ/kg giảm hơn đối chứng 304 đ/kg; ước giá bán 5.200 đ/kg, doanh thu khoảng 32.760.000 đ/ha. Lợi nhuận đạt 16.935.000 đ/ha (cao hơn ruộng đối chứng 1.915.000 đ/ha).
Có thể bạn quan tâm

Cũng giống như các loại gia súc, gia cầm khác, các mặt hàng thủy sản cũng cần được kiểm dịch. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, lĩnh vực này đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Tiền Giang có hơn 550.000 con heo và sản lượng thịt hơi hằng năm cung cấp cho thị trường trên 120.000 tấn. Tuy nhiên, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh một thời gian dài, khiến nông dân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thua lỗ nặng, nhiều hộ không còn khả năng tái đầu tư đành ngậm ngùi "treo chuồng".

Củ Chi huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, vùng trọng điểm chăn nuôi bò sữa của thành phố. Củ Chi có tổng đàn bò 74.430 con trong đó số lượng bò sữa 58.700 con được nuôi nhiều tại các xã An Phú, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội…

Trở về từ chiến trường Campuchia sau năm 1982, anh Phạm Hiền ở thôn Tân Hòa, xã Hòa Sơn (Ninh Sơn), chỉ có hai bàn tay trắng nay đã có một cơ ngơi khá giả, là một trong những tấm gương điển hình của địa phương vươn lên thoát nghèo, làm kinh tế giỏi.

Công ty TNHH một thành viên Phúc Toàn Đức (xã Phú Hòa, huyện Định Quán, Đồng Nai) được thành lập từ tháng 8/2012. Hiện, doanh nghiệp đang đầu tư cho hàng chục nông dân ở xã Phú Hòa tham gia mô hình chăn nuôi cá - ếch - rắn, mang lại thu nhập cao.