Dưa Hấu Phú Ninh Được Mùa, Được Giá Nhờ Đầu Tư Đồng Bộ
Nhờ đầu tư đồng bộ nhiều khâu nên năng suất và chất lượng dưa hấu ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã tăng cao so với trước đây.
Riêng vụ dưa hấu đầu tiên năm 2014, toàn huyện Phú Ninh đã thu về gần 75 tỷ đồng từ dưa hấu với giá bán bình quân 6.000 đồng/kg. Đây là giá dưa hấu cao nhất so với các tỉnh, thành khác ở miền Trung hiện nay.
Hiện nay, dưa hấu ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã được Cục sở hữu trí tuệ chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “dưa hấu Kỳ Lý”. Sở dĩ giá dưa hấu ở đây luôn cao hơn so với các vùng trồng dưa khác là do các vùng chuyên canh dưa hấu ở đây đều là đất sắt pha cát, có vi lượng cao, quả dưa chắc ruột và có màu đỏ tươi.
Đặc biệt, nhờ hàm lượng đường cao nên dưa rất ngọt. Ngoài ra các giống dưa được trồng ở huyện Phú Ninh đều có vỏ dày, thuận lợi trong quá trình vận chuyển rất ít bị dập bể, hư thối, rất được thương lái ưa chuộng.
Theo thống kê, đến nay toàn huyện Phú Ninh đã có 450ha dưa hấu. Tất cả đều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và đều được chủ động nguồn nước tưới tiêu nên các vùng chuyên canh dưa phát triển tốt, năng suất cao. Nếu như cách đây 4 năm, bình quân 1 sào dưa cho nông dân khoảng 1,2 tấn quả thì nay đã nhảy vọt lên 1,6 tấn. Đến thời điểm này, nông dân huyện Phú Ninh đã thu về gần 75 tỷ đồng từ dưa hấu.
Có thể bạn quan tâm
Đưa chúng tôi ra thăm khu vườn mía sau nhà, anh Nguyễn Văn Phú ở thôn Chùa Nguộn, xã Nhã Nam, huyện Tân Yên (Bắc Giang) cho biết trước đây khu vườn này trồng vải thiều nhưng hiệu quả kinh tế thấp.
Sản phẩm của Cty đã có mặt tại 34 tỉnh, thành phố trên toàn quốc và luôn được khách hàng đánh giá cao. Cty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Chúng tôi có mặt tại xã Cát Nê (Đại Từ - Thái Nguyên) vào đúng hôm Công ty cổ phần Đồng Xanh (Hưng Yên) đang tổ chức thu mua dưa chuột bao tử cho bà con nông dân nơi đây. Cầm số tiền vừa bán dưa chuột, khuôn mặt ai cũng rạng ngời.
Tháng 3/2013, Trung tâm Thủy sản Tuyên Quang phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Chiêm Hóa triển khai mô hình nuôi xen canh cá - lúa tại thôn Làng Tạc, Làng Non (xã Yên Nguyên).
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất cây trồng, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế đã góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Nhiều mô hình, cách làm mới đã được triển khai. Việc trồng bí áp dụng công nhệ làm giàn leo, bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan, mở ra hướng đi mới cho người trồng bí.