Dưa Hấu Phú Ninh Được Mùa, Được Giá Nhờ Đầu Tư Đồng Bộ

Nhờ đầu tư đồng bộ nhiều khâu nên năng suất và chất lượng dưa hấu ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã tăng cao so với trước đây.
Riêng vụ dưa hấu đầu tiên năm 2014, toàn huyện Phú Ninh đã thu về gần 75 tỷ đồng từ dưa hấu với giá bán bình quân 6.000 đồng/kg. Đây là giá dưa hấu cao nhất so với các tỉnh, thành khác ở miền Trung hiện nay.
Hiện nay, dưa hấu ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã được Cục sở hữu trí tuệ chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “dưa hấu Kỳ Lý”. Sở dĩ giá dưa hấu ở đây luôn cao hơn so với các vùng trồng dưa khác là do các vùng chuyên canh dưa hấu ở đây đều là đất sắt pha cát, có vi lượng cao, quả dưa chắc ruột và có màu đỏ tươi.
Đặc biệt, nhờ hàm lượng đường cao nên dưa rất ngọt. Ngoài ra các giống dưa được trồng ở huyện Phú Ninh đều có vỏ dày, thuận lợi trong quá trình vận chuyển rất ít bị dập bể, hư thối, rất được thương lái ưa chuộng.
Theo thống kê, đến nay toàn huyện Phú Ninh đã có 450ha dưa hấu. Tất cả đều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và đều được chủ động nguồn nước tưới tiêu nên các vùng chuyên canh dưa phát triển tốt, năng suất cao. Nếu như cách đây 4 năm, bình quân 1 sào dưa cho nông dân khoảng 1,2 tấn quả thì nay đã nhảy vọt lên 1,6 tấn. Đến thời điểm này, nông dân huyện Phú Ninh đã thu về gần 75 tỷ đồng từ dưa hấu.
Related news

Trên đồng đất phèn nặng trồng lúa kém hiệu quả, tự dưng dân ấp 18 (xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau) thấy hàng ngàn trụ bê tông (giá thể cho thanh long) xuất hiện. Có người xì xầm nói anh em Ba Phước bị đãng trí, đem tiền bỏ biển.

Đề tài Nghiên cứu khả năng thích nghi của cá tầm trong điều kiện nuôi tại Cao Bằng, do Viện Nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì được nghiệm thu.

Hàng ngàn ngư dân có khát khao vươn ra biển lớn bằng con tàu vỏ thép đang chờ quyết định của Chính phủ và sự vào cuộc của các ngành liên quan xung quanh gói 16 ngàn tỷ đồng mà Quốc hội vừa thông qua... nhưng thực tế không dễ!

Đến dự có ông Huỳnh Hữu Hiệp, đại diện Chi cục phát triển nông thôn tỉnh; ông Huỳnh Hữu Hòa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; đại diện Trạm Khuyến nông huyện; bà Dương Thị Ngọc Yến, Chủ doanh nghiệp Ngọc Ánh, đơn vị hợp đồng thu mua sản phẩm.

Gia đình anh Nguyễn Đình Trọng, thôn 16, xã Hương Lạc (Lạng Giang) làm nghề “gột” lợn hàng chục năm nay. Anh mua gom lợn giống ở nhiều nơi để “gột” nhưng không tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đầu tháng 11 vừa qua, một số con có triệu chứng bỏ ăn, sưng phù đầu rồi lăn ra chết, sau đó lây lan ra hàng chục con lợn khác, thiệt hại khoảng 20 triệu đồng. Anh Trọng cho biết: “Mỗi đợt, tôi vào đàn hàng trăm con lợn, nuôi một tháng rồi bán nên chỉ chăm sóc để mã đẹp, dễ bán. Khi nào lợn bị bệnh tôi mới tiêm thuốc”.