Dưa Hấu Cho... Cá Ăn

Chưa năm nào, người trồng dưa hấu ở hai tỉnh Bắc Tây Nguyên (Gia Lai và Kon Tum) lại khó khăn như năm nay: Dưa hấu được mùa nhưng giá rớt thê thảm.
Tại tỉnh Kon Tum, trên quốc lộ 14 đoạn từ cầu Diên Bình (huyện Đăk Tô) lên các huyện Ngọc Hồi, Sa Thầy, nhiều đoạn đường thấy dưa hấu chất từng đống to hai bên đường.
Nông dân Đinh Văn Luông có đống dưa hấu to sụ ngay bên cầu Diên Bình, ngán ngẩm: “Mọi năm, dưa trồng ra đem đi bán ở các chợ đầu mối, có năm thương lái đến mua tận vườn, thậm chí họ đặt tiền trước từ khi dưa còn non. Gia đình chỉ để lại một ít bán ở đây, vừa bán phục vụ cho khách đi đường, được giá cao, vừa ngồi cho…vui.
Vậy mà năm nay, thương lái cũng đến vườn, nhưng chỉ ra giá bằng giá thành sản xuất”. Cứ nghĩ để chờ thêm thời gian, may ra dưa lên giá, nào ngờ càng chờ càng xuống, gia đình ông Luông cũng như nhiều hộ trồng dưa khác ở đây đành bán đổ bán tháo, mong vớt vát được chút ít tiền của, công sức bỏ ra.
Ông Hùng (tổ 13, phường Thống Nhất, TP.Pleiku, Gia Lai) có trang trại nuôi cá, nuôi gà ở phường Thống Nhất. Ông Hùng… vui vẻ khi mà mỗi sáng, ông ra chợ Thống Nhất (TP.Pleiku) mua 2 tạ dưa hấu chỉ với… 30 ngàn đ (150 đ/kg dưa hấu), sau đó chở ra trang trại, chặt nhỏ ném cho cá, cho gà ăn.
Bà Ngô Thị Loan có sạp dưa hấu ở chợ Thống Nhất từ nhiều năm nay, cho biết: Mọi năm, bà mua dưa từ vườn, chở về đây bán. Năm nay cũng vậy, bà chở dưa vượt hàng trăm cây số về đây, nhưng giá bán chỉ bằng nửa giá mua ở vườn. Chờ thêm để giá lên cao nhưng vài ngày sau, dưa chín dần, sợ thối nên đành bán tháo hòng thu lại chút tiền thuê xe.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn huyện hiện có 110 máy GĐLH, chiếm 50% tổng số máy toàn tỉnh; đảm bảo thu hoạch 65% diện tích lúa Đông xuân, 67% vụ Hè thu, 83% vụ Thu đông, giảm 3% lượng lúa thất thoát trong năm so cắt thủ công (tương đương gần 41 tỉ đồng). Lợi nhuận tính trên 1ha khi thu hoạch bằng máy GĐLH so với thu hoạch thủ công là 4,3 triệu đồng.

Thông tin hai loại quả vải và nhãn của Việt Nam sẽ được xuất sang thị trường Mỹ những tháng cuối năm đã mở hướng mới cho sản xuất trái cây trong nước và xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, cản trở lớn nhất đối với trái cây Việt Nam không phải ở số lượng hay tính đặc sản mà là chất lượng.

Thực hiện quy hoạch vùng chuyển đổi, đến nay, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã xây dựng được nhiều vùng sản xuất chuyên canh cho hiệu quả kinh tế cao như: Vùng sản xuất lúa hàng hóa 100ha tại các xã Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên cho giá trị kinh tế gấp từ 1,2 – 1,5 lần so với cấy lúa thường.

Không hiểu sao mỗi năm cứ đến thời điểm thu hoạch chính của các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở Tuy Phong, tôm lại có dấu hiệu chết hàng loạt. Người nuôi tôm ở khu vực này rất lo lắng cho những vụ kế tiếp khi giá tôm cũng có chiều hướng giảm mạnh.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét giảm các điều kiện cho vay (về lãi suất cho vay, thời hạn trả nợ, tài sản bảo đảm…).