Du lịch lồng bè ở Phú Quý (Bình Thuận)
Đến Phú Quý, du khách khó lòng cưỡng lại ham muốn bước chân lên những lồng bè nuôi hải sản trên biển thuộc phạm vi thôn Triều Dương, xã Tam Thanh. Nơi đây tập trung hơn 100 lồng bè, nuôi nhiều hải sản giá trị kinh tế cao. Chừng 3 năm trở lại đây, nắm được nhu cầu của người tham quan, một số chủ lồng bè đã sẵn sàng đáp ứng các bữa ăn được chế biến từ hải sản nuôi trong lồng bè, với mức giá vừa phải.
Lồng bè của anh Bùi Văn Khánh nằm trong số đó. Chỉ mất 5 - 7 phút sau khi lên thuyền nhỏ, chúng tôi đến được lồng bè của anh cách xa bờ khoảng vài trăm mét nước. Anh cho biết: Mỗi tháng, những người nuôi cá lồng bè như anh đón từ 10 - 15 đoàn khách, lễ lạt thì đông hơn… Mỗi bè có sức chứa bình quân khoảng 12 người. Đa số khách đều muốn thưởng thức nhiều loại hải sản, mỗi thứ một ít nên mỗi lồng bè đều cố gắng nuôi nhiều thứ, từ cua mặt trăng - cua mặt quỷ - cua huỳnh đế đến cá mú - cá chình…
Thưởng thức hải sản sạch, tươi ròng ngay trên biển đó là ấn tượng khó quên trong lòng du khách, chính vì vậy du lịch lồng bè ở Phú Quý hứa hẹn sẽ phát triển, nếu như địa phương khéo tổ chức, quảng bá.
Related news
Hàng năm, diện tích cũng như sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Quảng Ninh liên tục tăng. Kết quả này có một phần đóng góp không nhỏ của Trung tâm Khoa học và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh trong việc nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm thành công nhiều giống mới, đáp ứng nhu cầu về giống cho sự phát triển bền vững nghề nuôi trồng thuỷ sản.
Nhờ áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật với quy trình sản xuất xoài đạt chuẩn GlobalGAP, Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương (xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) từng bước khẳng định thương hiệu, vươn ra thị trường thế giới. Bình quân mỗi héc ta trồng xoài cát Chu và xoài cát Hoà Lộc lãi từ 100 - 200 triệu đồng.
Chuẩn bị bước vào vụ đông xuân, thay vì cách làm truyền thống phát dọn cỏ trước khi gieo sạ, không ít nông dân ở nhiều nơi trong tỉnh lựa chọn cách dùng thuốc để diệt cỏ. Việc lạm dụng quá mức thuốc diệt cỏ không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái mà cả sức khỏe con người.
Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bến Tre chọn cá điêu hồng làm mô hình trình diễn tại hộ ông Trịnh Công Trung - ấp 10 - xã Tân Thạch (Châu Thành).
Trong năm, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa màu tiếp tục được quan tâm. Cụ thể, thực hiện 7 mô hình trình diễn rau an toàn (RAT); 4 mô hình sản xuất RAT gắn với tiêu thụ và nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo lồng ghép trong các chương trình, dự án... Từ đó, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng (bắp 7 tấn/ha, đậu nành 2,1 tấn/ha, rau muống lấy hạt 2,5 tấn/ha). Sản xuất RAT diện tích trên 150ha, đạt 83,5% kế hoạch nhưng hầu hết diện tích rau đều sản xuất nhỏ lẻ, chưa có liên kết sản xuất và tiêu thụ.