Đu Đủ Mẫn Cảm Với Phân Đạm
Đu đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, được trồng phổ biến rộng rãi. Đu đủ có thể trồng trên đất không hoặc ít phèn, độ pH từ 5,5 - 6,5.
Đất phải tơi xốp, dễ thoát nước. Nếu có lên mương líp, nên giữ mực nước trong mương với độ sâu 50 - 60cm cách mặt líp.
Hiện có 2 giống đu đủ phổ biến là giống Hongkong đa bông và Đài Loan tím. Chọn hạt làm giống từ những cây mẹ khỏe mạnh, sạch bệnh. Hạt sau khi xử lý, được ươm trên líp. Mặt líp có trộn tro trấu. Khoảng 5 - 10 ngày, hạt sẽ nẩy mầm.
Khi cây cao khoảng 4 - 6cm thì cấy vào bầu. Kích thước bầu 6 - 10cm. Nên chọn cây khỏe mạnh, kích thước trung bình, rễ chùm nhiều. Đất làm bầu: 1/3 lớp đất mặt xốp, 1/3 tro trấu và 1/3 phân chuồng. Cây con trong bầu được 2 - 4 tuần có thể đem trồng ra đất.
Hố trồng có kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều sâu là 60 x 60 x 30cm. khoảng cách trồng: Hàng cách hàng từ 2 - 2,5m, cây cách cây là 2m (khoảng 2.000 - 2.100 cây/ha). Sau khi đào hố, tiến hành bón lót. Mỗi hố bón 10 - 15kg phân chuồng, 0,5kg lân, 0,2kg kali, 0,5kg vôi bột. Trộn đều tất cả phân với đất mặt rồi lấp đầy hố trồng.
Đu đủ có quả quanh năm, vì vậy cần phải bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi hoa, quả. Lượng phân bón cho 1 cây đu đủ trong 1 năm: Phân chuồng 3 - 5kg, phân urea 200 - 300g, super lân 500 - 600g, KCl 200 - 300g. Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali.
Khi cây được 1 tháng tuổi sau khi trồng bón 20g phân urea và 30g super lân. Pha trong 10 lít nước tưới cho cây 1 lần/tuần.
Khi cây được 1 - 3 tháng tuổi bón 30g urê, 50g super lân và 20 - 30g KCl cho 1 cây. Bón 15 - 20 ngày 1 lần.
Khi cây từ 3 -7 tháng tuổi sau trồng bón cho 1 cây: 40g urê, 50g super lân và 40g KCl. Bón1 tháng 1 lần. Đến tháng thứ 6, có thể bón thêm 2kg phân chuồng và 100g vôi cho một cây, kết hợp vun gốc.
Có thể phun thêm phân bón lá. Phun định kỳ 3-4 tuần/lần theo nồng độ hướng dẫn. Chú ý không dùng phân hóa học và dùng ít nhất có thể phân đạm để bón cho đu đủ do dư lượng nitrat (NO3) trong quả có thể gây ngộ độc cho người dùng.
Có thể bạn quan tâm
Đu đủ gồm nhiều giống, mỗi giống đều có 3 loại hình sinh sản đực, cái và lưỡng tính. Trong vườn, nếu trồng đại trà cây này thì nên để lại một vài cây đực (tỉ lệ 1/25-1/30 so với các loại hình còn lại) để có giao phấn chéo nhờ côn trùng, quả sai hơn so với tự thụ phấn.
Để hạn chế bớt chiều cao cây đu đủ nhiều nhà vườn ở các nước như Thái Lan, Malaisia, Đài Loan... có kinh nghiệm trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như uốn cong cây, ghép đu đủ nhằm giảm chiều cao cây tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hái.
Rệp sáp hại đu đủ là loài gây hại phổ biến và đáng kể trên cây đu đủ. Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như hiện nay, khá phù hợp cho loài rệp sáp gây hại
Nên chọn các giống đu đủ lai F1 (Hồng Phi, Trạng Nguyên của Đài Loan) sẽ cho năng suất cao, quả đồng đều, chất lượng tốt. Đu đủ gồm nhiều giống, mỗi giống đều có 3 loại cây: Đực, cái, lưỡng tính do đó khi trồng vườn lớn nên trồng thêm một số cây đực theo tỷ lệ từ 1/25-1/30 để tăng cường sự thụ phấn chéo, cây sẽ sai hơn, quả sẽ to hơn cây tự thụ phấn
Đào mương rộng để có đủ đất đắp lên luống cao cách mực nước ngầm cao nhất khoảng 60-70cm, thiết kế mặt luống hình mai rùa, xây dựng hệ thống thoát nước, không để nước đọng trong vườn khi có mưa lớn và kéo dài