Home / Cây ăn trái / Đu đủ

Đu Đủ Mẫn Cảm Với Phân Đạm

Đu Đủ Mẫn Cảm Với Phân Đạm
Publish date: Friday. August 30th, 2013

Đu đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, được trồng phổ biến rộng rãi. Đu đủ có thể trồng trên đất không hoặc ít phèn, độ pH từ 5,5 - 6,5.

Đất phải tơi xốp, dễ thoát nước. Nếu có lên mương líp, nên giữ mực nước trong mương với độ sâu 50 - 60cm cách mặt líp.

Hiện có 2 giống đu đủ phổ biến là giống Hongkong đa bông và Đài Loan tím. Chọn hạt làm giống từ những cây mẹ khỏe mạnh, sạch bệnh. Hạt sau khi xử lý, được ươm trên líp. Mặt líp có trộn tro trấu. Khoảng 5 - 10 ngày, hạt sẽ nẩy mầm.

Khi cây cao khoảng 4 - 6cm thì cấy vào bầu. Kích thước bầu 6 - 10cm. Nên chọn cây khỏe mạnh, kích thước trung bình, rễ chùm nhiều. Đất làm bầu: 1/3 lớp đất mặt xốp, 1/3 tro trấu và 1/3 phân chuồng. Cây con trong bầu được 2 - 4 tuần có thể đem trồng ra đất.

Hố trồng có kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều sâu là 60 x 60 x 30cm. khoảng cách trồng: Hàng cách hàng từ 2 - 2,5m, cây cách cây là 2m (khoảng 2.000 - 2.100 cây/ha). Sau khi đào hố, tiến hành bón lót. Mỗi hố bón 10 - 15kg phân chuồng, 0,5kg lân, 0,2kg kali, 0,5kg vôi bột. Trộn đều tất cả phân với đất mặt rồi lấp đầy hố trồng.

Đu đủ có quả quanh năm, vì vậy cần phải bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi hoa, quả. Lượng phân bón cho 1 cây đu đủ trong 1 năm: Phân chuồng 3 - 5kg, phân urea 200 - 300g, super lân 500 - 600g, KCl 200 - 300g. Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali.

Khi cây được 1 tháng tuổi sau khi trồng bón 20g phân urea và 30g super lân. Pha trong 10 lít nước tưới cho cây 1 lần/tuần.

Khi cây được 1 - 3 tháng tuổi bón 30g urê, 50g super lân và 20 - 30g KCl cho 1 cây. Bón 15 - 20 ngày 1 lần.

Khi cây từ 3 -7 tháng tuổi sau trồng bón cho 1 cây: 40g urê, 50g super lân và 40g KCl. Bón1 tháng 1 lần. Đến tháng thứ 6, có thể bón thêm 2kg phân chuồng và 100g vôi cho một cây, kết hợp vun gốc.

Có thể phun thêm phân bón lá. Phun định kỳ 3-4 tuần/lần theo nồng độ hướng dẫn. Chú ý không dùng phân hóa học và dùng ít nhất có thể phân đạm để bón cho đu đủ do dư lượng nitrat (NO3) trong quả có thể gây ngộ độc cho người dùng.


Related news

Phòng trừ bệnh đóm vòng trên đu đủ Phòng trừ bệnh đóm vòng trên đu đủ

Đu đủ là loại cây ăn trái dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao và cũng là một trong những loại cây được trồng xen trong vườn cây ăn trái với chiến lược lấy ngắn nuôi

Friday. April 28th, 2017
Phòng trừ rệp sáp-Dịch hại phổ biến trên đu đủ trong mùa nắng Phòng trừ rệp sáp-Dịch hại phổ biến trên đu đủ trong mùa nắng

Đu đủ là loại trái cây ngon, có thể ăn chín hoặc sống, được sử dụng như rau trong chế biến thức ăn. Ngoài ra, đu đủ là loại cây ngắn ngày, dễ trồng

Friday. April 28th, 2017
Kỹ thuật trồng đu đủ ruột đỏ giống F1 Sinta Kỹ thuật trồng đu đủ ruột đỏ giống F1 Sinta

Giống đu đủ ruột đỏ F1 Sinta của Cty Hai mũi tên đỏ đang được nhà nông chọn lựa vì nhiều đặc tính tốt hơn so với các giống khác.

Wednesday. August 9th, 2017
Kỹ thuật trồng cây đu đủ cho trái sai quanh năm, ít sâu bệnh Kỹ thuật trồng cây đu đủ cho trái sai quanh năm, ít sâu bệnh

Đu đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, được trồng phổ biến rộng rãi nhiều nơi. Trồng xen cây lâu năm hoặc trồng thành vườn chuyên

Friday. October 20th, 2017
Trồng đu đủ nghiêng cho năng suất cao vượt trội Trồng đu đủ nghiêng cho năng suất cao vượt trội

Trồng đu đủ nghiêng cho năng suất cao vượt trội. Khi trồng nghiêng cây sẽ mọc thấp hơn, ra hoa đậu quả và cho trái nhiều

Thursday. December 28th, 2017