Để Đu Đủ Sai Và Ngon, Lâu Cỗi

Đu đủ gồm nhiều giống, mỗi giống đều có 3 loại hình sinh sản đực, cái và lưỡng tính. Trong vườn, nếu trồng đại trà cây này thì nên để lại một vài cây đực (tỉ lệ 1/25-1/30 so với các loại hình còn lại) để có giao phấn chéo nhờ côn trùng, quả sai hơn so với tự thụ phấn.
Nên trồng nơi đất cao, dễ thoát nước khi tưới phun đẫm hoặc sau cơn mưa rào bởi đu đủ là cây có bộ rễ “ăn nổi” hiếu khí. Đu đủ là cây dễ chết nếu bị úng kéo dài từ 3-4 ngày trở lên. Song nếu gặp hạn kéo dài vài ba tuần trở lên thì lụi ngọn, hoa héo, quả quắt queo, chất lượng giảm sút.
Ưa dãi nắng nên khoảng cách gốc - gốc với đu đủ cần tối thiểu là 3m để tránh cạnh tranh sinh tồn do “cây chạm lá, rễ chạm rễ”. Trồng theo hàng cần đắp ụ và khơi rãnh xuôi theo địa hình, nước sẽ ngấm lên bóng tán nhờ thẩm thấu (mao dẫn) giúp bộ rễ "vừa ăn vừa thở" dễ dàng, khoẻ mạnh giúp cây bốc, kháng sâu bệnh tốt.
Không nên dùng phân hóa học (kỵ nhất là đạm) để bón cho đu đủ vì gây lốp (tốt lá xấu quả), hấp dẫn dịch hại và còn gây ngộ độc cho người và động vật, nhất là khi bị cớm do nồng độ và hàm lượng đạm tự do (NO3- tự do) tăng vọt, vừa là món "khoái khẩu" cho sâu bệnh, vừa dễ chuyển hóa thành chất gây ung thư cho người và động vật (vị đắng chát).
Nếu cây cao quá 2m, cần chặt ngọn, trát bùn rơm và bọc nilon (ngày xưa các cụ ta úp nồi đất) để tích chồi mới phát sinh, chọn 3-4 chồi khoẻ theo các hướng xa nhau để cho 3-4 ngọn mới, bồi dục cho đất nền bằng bùn khô + phân chuồng hoai mục (phân bắc tốt hơn cả) mỗi gốc 30-40kg thì tin chắc rằng sẽ kéo dài "tuổi xuân" cho cây đặc sản nhiệt đới này thêm 2-3 năm tiếp.
Có thể bạn quan tâm

Rệp sáp hại đu đủ là loài gây hại phổ biến và đáng kể trên cây đu đủ. Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như hiện nay, khá phù hợp cho loài rệp sáp gây hại

Nên chọn các giống đu đủ lai F1 (Hồng Phi, Trạng Nguyên của Đài Loan) sẽ cho năng suất cao, quả đồng đều, chất lượng tốt. Đu đủ gồm nhiều giống, mỗi giống đều có 3 loại cây: Đực, cái, lưỡng tính do đó khi trồng vườn lớn nên trồng thêm một số cây đực theo tỷ lệ từ 1/25-1/30 để tăng cường sự thụ phấn chéo, cây sẽ sai hơn, quả sẽ to hơn cây tự thụ phấn

Đào mương rộng để có đủ đất đắp lên luống cao cách mực nước ngầm cao nhất khoảng 60-70cm, thiết kế mặt luống hình mai rùa, xây dựng hệ thống thoát nước, không để nước đọng trong vườn khi có mưa lớn và kéo dài

Sau nhiều năm tìm tòi, anh Nguyễn Văn Huỳnh (thôn Phước Điền, Phước Đồng, TP.Nha Trang, Khánh Hòa) đã thực nghiệm thành công phương pháp trồng nghiêng cây đu đủ cho năng suất cao. Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ, nhưng anh Huỳnh được coi là người có nhiều kinh nghiệm làm vườn. Anh đã trồng rất nhiều loại cây ăn quả như xoài, mít, chuối, đu đủ và đều đạt hiệu quả tốt.

Bệnh đốm vòng (Papaya Ringspot Virus) còn gọi là bệnh đốm hình nhẫn, là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ, gây trở ngại lớn cho nghề trồng đu đủ ở nước ta.