Dự Án MAM (Hà Lan) Tổ Chức Công Nhận 741 Hộ Nuôi Tôm Rừng Ngập Mặn Đạt Chuẩn Tôm Sinh Thái
Ngày 8/12, tại Ban Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Nhưng Miên, đại diện Dự án MAM thuộc Tổ chức Phát triển Hà Lan đã công nhận 741 hộ nuôi tôm rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đạt tiêu chí nuôi tôm sinh thái.
Được sự hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật từ các đơn vị tài trợ, trực tiếp là Dự án MAM thuộc Tổ chức Phát triển Hà Lan, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển có 741 hộ dân tham gia đăng ký thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái, với diện tích 2.695 ha. Trong thời gian thực hiện mô hình, những hộ dân này đã được Ban quản lý dự án thường xuyên tập huấn về các quy trình kỹ thuật nuôi tôm, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, việc khai thác tôm nuôi…
Từ đó năng suất và chất lượng tôm không ngừng được nâng lên, đồng thời giá bán cũng được các đơn vị thu mua ưu đãi. Hiện tại giá tôm sinh thái cao hơn thị trường khoảng 10%, được Tập đoàn Chế biến Thủy sản Minh Phú đứng ra tiêu thụ và trực tiếp chế biến xuất khẩu. Đây là mô hình được thực hiện theo sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà, “Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông”.
Tại lễ công nhận, các đơn vị đã tiến hành quy ước và có cam kết chặt chẽ với nhau, nhằm duy trì và phát triển, tiếp tục nhân rộng mô hình, cả quy mô về diện tích, số hộ tham gia, đảm bảo chất lượng cũng như tiêu chuẩn tôm sinh thái, để phát triển mô hình theo hướng bền vững.
Nguồn bài viết: http://ctvcamau.vn/tin-tuc/tin-trong-tinh/kinh-te/du-an-mam-ha-lan-to-chuc-cong-nhan-741-ho-nuoi-tom-rung-ngap-man-dat-chuan-tom-sinh-thai
Có thể bạn quan tâm
Sau lũ, người trồng dưa bãi bồi sông Trà lại bắt tay xuống giống vụ dưa mới với hy vọng gỡ lại những thiệt hại do trận lũ trái mùa gây ra. Tuy nhiên, nhiều mối lo về thời tiết bất thường, rủi ro của thị trường dưa hấu vẫn đang “ám ảnh” người trồng dưa.
Trong tuần qua, chuối đã được tiêu thụ mạnh trở lại trên địa bàn huyện này. Theo một số hộ trồng chuối ở huyện Tuy An (Phú Yên), toàn bộ chuối ở các xã An Xuân, An Lĩnh và An Thọ được tư thương về tận thôn, xóm thu mua, sau đó tập kết tại thị trấn Chí Thạnh để chuyển lên các xe container đưa sang Trung Quốc tiêu thụ, mỗi ngày 60 tấn.
Đó là những cây nhãn trồng riêng lẻ trong vườn nhà dân không vì mục đích kinh doanh, chỉ lấy bóng mát. Ngành chuyên môn sẽ vận động, thuyết phục người dân đốn bỏ triệt để những cây nhãn này trong chiến dịch phòng chống dịch bệnh chỗi rồng trên cây nhãn năm nay.
Thời gian gần đây, mô hình trồng mận An Phước trong nhà lưới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nhà vườn Lai Vung (Đồng Tháp). Với mô hình sản xuất này, trung bình 1.000m2 mỗi năm nhà vườn có thể lãi từ 60 - 70 triệu đồng.
“Nôm na thì cứ gọi nhãn Miếu, vì cây nhãn nằm gần ngôi miếu cổ, hoặc nhãn điếc vì quả có hạt nó rất nhỏ, nhăn nheo hoặc không có hạt, nhưng hương vị của nó thì… miễn chê” - Ông Vương Đăng Chính người làng Tân Chính, xã Đại Hoá, huyện Tân Yên (Bắc Giang) cho biết như vậy.