Dự Án MAM (Hà Lan) Tổ Chức Công Nhận 741 Hộ Nuôi Tôm Rừng Ngập Mặn Đạt Chuẩn Tôm Sinh Thái

Ngày 8/12, tại Ban Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Nhưng Miên, đại diện Dự án MAM thuộc Tổ chức Phát triển Hà Lan đã công nhận 741 hộ nuôi tôm rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đạt tiêu chí nuôi tôm sinh thái.
Được sự hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật từ các đơn vị tài trợ, trực tiếp là Dự án MAM thuộc Tổ chức Phát triển Hà Lan, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển có 741 hộ dân tham gia đăng ký thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái, với diện tích 2.695 ha. Trong thời gian thực hiện mô hình, những hộ dân này đã được Ban quản lý dự án thường xuyên tập huấn về các quy trình kỹ thuật nuôi tôm, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, việc khai thác tôm nuôi…
Từ đó năng suất và chất lượng tôm không ngừng được nâng lên, đồng thời giá bán cũng được các đơn vị thu mua ưu đãi. Hiện tại giá tôm sinh thái cao hơn thị trường khoảng 10%, được Tập đoàn Chế biến Thủy sản Minh Phú đứng ra tiêu thụ và trực tiếp chế biến xuất khẩu. Đây là mô hình được thực hiện theo sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà, “Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông”.
Tại lễ công nhận, các đơn vị đã tiến hành quy ước và có cam kết chặt chẽ với nhau, nhằm duy trì và phát triển, tiếp tục nhân rộng mô hình, cả quy mô về diện tích, số hộ tham gia, đảm bảo chất lượng cũng như tiêu chuẩn tôm sinh thái, để phát triển mô hình theo hướng bền vững.
Nguồn bài viết: http://ctvcamau.vn/tin-tuc/tin-trong-tinh/kinh-te/du-an-mam-ha-lan-to-chuc-cong-nhan-741-ho-nuoi-tom-rung-ngap-man-dat-chuan-tom-sinh-thai
Related news

Trong những năm qua, nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước đã hỗ trợ giúp ngư dân ven biển có cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên, hoạt động khai thác thủy sản hiện nay đang gặp khó khăn, nuôi trồng thủy sản bất ổn do tình hình dịch bệnh nên kinh tế ở các địa phương ven biển phát triển không bền vững. Để tạo điều kiện phát triển kinh tế biển, ngư dân rất cần được hỗ trợ.

Chưa kịp nguôi nỗi đau mất hơn 28.200 con gia súc gia cầm (GSGC) do trận lũ hồi giữa tháng 11 gây ra, thì hiện giờ, người chăn nuôi lại phập phồng lo sợ dịch bệnh tấn công khi đang gắng gượng tái đàn.

Chúng tôi trở lại Lý Sơn (Quảng Ngãi) trong những ngày bà con nông dân ở đây làm đất xuống giống vụ hành, tỏi đông xuân. Đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp những lo toan của người dân nơi đây, nào là mưa bão, chuẩn bị cho mùa biển mới, nguồn đất, cát cho vụ hành, tỏi đông xuân…

Chiếm gần 20% diện tích cây ăn quả của cả nước, cây có múi đang góp phần không nhỏ vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Tỉnh Hưng Yên có gần 5 nghìn ha ao, hồ, đầm, hơn 4,4 nghìn ha đất nằm tại vị trí có địa hình thấp trũng, phù hợp với việc trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản.