Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Đột nhập đại bản doanh nấm tiền tỷ

Đột nhập đại bản doanh nấm tiền tỷ
Tác giả: Hải Đăng
Ngày đăng: 11/12/2015

Ông Hương cho biết, để thành công được như ngày hôm nay là nhờ vào bí quyết riêng trong xây dựng mô hình trồng nấm quy mô lớn đầu tiên ở Ninh Bình.

“Ngoài, việc phát triển mô hình sản xuất nấm của gia đình, hiện tôi đang liên kết với hàng nghìn hộ sản xuất vệ tinh, nhằm đảm bảo nguồn cung hàng nghìn tấn nấm ra thị trường mỗi năm” – ông Hương chia sẻ.

Theo ông Hương, bà con muốn phát triển nghề trồng nấm thành công để làm giàu phải có phương pháp xây dựng mô hình, khu trồng nấm khoa học như:

Địa điểm xây dựng mô hình

Nếu bà con muốn trồng nấm, khâu đầu tiên rất quan trọng là chọn được địa điểm xây dựng mô hình.

Theo kinh nghiệm của ông Hương bà con nên chọn khu cách xa các nguồn gây bệnh như: Cống rãnh, bãi rác thải, chuồng trại chăn nuôi, phế thải trồng nấm..., đặc biệt, cần cách xa các nơi có nhiều bụi bặm như nhà máy xay xát, nhà máy chế biến nông sản, nhà máy cưa xẻ gỗ…;

Bà con chú ý, tìm đặt khu xây dựng ở vùng đất cao, không bị đọng nước, ngập lụt.

Và đặt nơi có nhiều cây cao xung quanh vừa tạo bóng râm vừa chắn bớt gió và giữ ẩm cần thiết cho nấm.

Nhưng nơi tốt là có nguồn nước và không khí sạch, không bị ô nhiễm.

Chú ý cần đặc biệt tránh xây dựng lán trại trồng nấm ở đồi trọc, giữa đồng trống vì có nhiều nhiều gió và nhiệt độ thay đổi lớn giữa ngày và đêm.

Xây dựng khu chế biến nguyên liệu

Khu chế biến nguyên liệu gồm nhà kho (chứa nguyên vật liệu và các dụng cụ dùng cho xử lý nguyên liệu) và nhà xử lý nguyên liệu cần được xây kiên cố, thoáng mát, diện tích rộng, hẹp tùy quy mô từng mô hình.

Tuy nhiên, bà con nên chọn lớp mái bằng tôn hiện đại là tốt nhất…

Khu nhà ươm giống

Là phòng nhỏ, kín nhưng phải sạch, được vệ sinh và sát trùng kỹ, đảm bảo đầy đủ ánh sáng.

- Có thể dùng bạt nylon quây kín thành phòng cấy giống.

Nhà nuôi sợi nấm sò cần: Sạch sẽ và thoáng khí; Nền nhà bằng phẳng, không bị đọng nước và không bị côn trùng, chuột…đào xới; Ít ánh sáng nhưng cũng không được quá tối, vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, các loại côn trùng ẩn nấp phá hoại túi nấm và khó phát hiện bệnh nhiễm trên các túi nấm.

Bà con chú ý không bị mưa dột hoặc nắng chiếu.

Và phải có các giàn kệ để xếp các túi giá thể nấm.

Khu máy hấp, xử lý giống

Khu máy móc, lò hấp, đảo giống được ông Hương đầu tư mua với các máy móc hiện đại lên đến hàng trăm triệu đồng, đảm bảo chất lượng giống tốt với tỷ lệ thành công rất cao.

Khu nhà cấy giống

Khu nhà này rất quan trọng, phải được vệ sinh sạch và sát trùng cẩn thận, các nguyên liệu như mùn cưa, nylon…, phải được mua từ các cơ sở uy tín, chất lượng tốt…

Khu trồng nấm

Nấm phát triển trong môi trường sạch, do đó cần phải khử trùng trại trước khi mang bịch phôi về nuôi trồng từ 10-12 ngày.

Một trại 100m2 dùng 40-45kg vôi bột, rải đều trên mặt nền trại

Sau khi đã xây dựng xong mô hình trại, dùng 1 gói Actara cho 8 lít nước, phun xịt lên toàn bộ trại (nền trại, kệ, dây treo…) 1 trại ta dùng 3 gói cho 100m2.

Sau 1 tháng thu hoạch, dùng 10kg vôi bột rải đều trên mặt nền trại, để khử trùng cho bịch phôi phát triển tốt.

Ngoài việc chọn được nguồn phôi tốt, trong quá trình phát triển của nấm phải khống chế được 2 yếu tố là nhiệt độ và độ ẩm, do đó việc thiết kế trại nuôi trồng cần phải đảm bảo điều kiện cho cây nấm phát triển.

Khu trồng tốt nhất nên lợp lá và nền đất mục đích để giữ độ ẩm và nhiệt độ cho trại.

chiều cao từ nóc trại đến đất là 4.2m,  ta có thể sử dụng trại có lợp màng hay tôn lạnh thì cần giữ độ ẩm cho trại.

Xung quanh trại cần có giăng bạt (tránh gió), lưới (tránh sự xâm nhập của côn trùng).

Giàn treo nấm

Kích thước để làm trại từ 50m2 đến 100m2 trở lên.

Trong trại cần thiết kế kệ bằng sắt hoặc cây tầm vông hoặc các nguyên liệu khác nhau…Chiều cao trại 4,2m để nấm phát triển tốt, và thông thóang;  

Kệ trại được làm theo hàng ngang (thuận lợi cho việc chăm sóc);  Mỗi kệ cách nhau 0,7 - 0,8m; Tầng kệ dưới cùng cách mặt đất 0,4m;Với kệ đứng các tầng kệ cách nhau 0,4m, trại 100m2 để được 10.000 phôi để kệ;

Kích thước kệ: 1,8m (chiều cao) x 1,15m (chiều ngang) x Chiều dài.

Giàn treo phải được thiết kế với mật độ phù hợp với các dây dù loại tốt

Hệ thống tưới

Ngoài các khâu thiết kế khu trồng nấm khác, hệ thống tưới cũng khá quan trọng, hệ thống vòi nước được nối đến các khu trồng, làm sao để đảm bảo thuận lợi cho việc tiếp nước cho nấm vào mua hè cũng như mua đông.Bà con có nhu cầu mua giống nấm hay tư vấn kỹ thuật thiết kế mô hình, trồng nấm liên hệ với ông Phạm Quốc Hương qua số điện thoại: 0912143609


Có thể bạn quan tâm

Trồng Thí Điểm Nấm Bào Ngư, Nấm Linh Chi Và Nấm Mèo Đạt Kết Quả Cao Trồng Thí Điểm Nấm Bào Ngư, Nấm Linh Chi Và Nấm Mèo Đạt Kết Quả Cao

Mô hình trồng nấm bào ngư, nấm linh chi và nấm mèo còn mới lạ với nhiều hộ nông dân, nhằm mở ra hướng làm ăn mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất, năm 2011 được sự hỗ trợ và đầu tư của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỏ Cày Nam và Trạm Khuyến nông-Khuyến ngư huyện, ông Đào Văn Hưởng ở ấp Phước Điền, xã Bình Khánh Đông đã sản xuất thành công thí điểm mô hình kết hợp trồng nấm bào ngư, nấm linh chi và nấm mèo đạt kết quả cao

10/02/2012
Mô Hình Trồng Nấm Ăn Và Nấm Dược Liệu Mô Hình Trồng Nấm Ăn Và Nấm Dược Liệu

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên nói chung và thành phố Tuy Hòa nói riêng thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại nấm như: Nấm linh chi, nấm hầu thủ, nấm chân dài, nấm rơm, nấm sò, nấm mộc nhĩ…

24/05/2014
Tái sử dụng mùn cưa trồng nấm sò để trồng nấm rơm, tại sao không? Tái sử dụng mùn cưa trồng nấm sò để trồng nấm rơm, tại sao không?

Mùn cưa cây cao su là nguyên liệu chính để trồng nấm sò, sau khi dùng xong, thải ra, ông Đỗ Đình Hòa ở xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định) tái sử dụng trồng nấm rơm có hiệu quả cao.

26/08/2015