Đồng Văn (Hà Giang) cải tạo tầm vóc đàn dê
Theo đó, huyện Đồng Văn đã phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng tiến hành khảo sát chọn 42 dê cái giống địa phương đủ tiêu chuẩn đang làm giống tại các xã, thị trấn của huyện và 4 dê đực lai lấy giống từ Trung tâm dê, thỏ Sơn tây (Hà Nội) đưa về chăm sóc tại Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng. Tổng nguồn vốn thực hiện Phương án là 368 triệu đồng.
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đồng Văn cho biết: Đàn dê giống được chăm sóc tốt nên đã thích nghi và phát triển ổn định. Sau khi dê giống sinh sản, các con dê lai cái sẽ được hỗ trợ cho người dân để cải tạo đàn, khắc phục tình trạng suy thoái do phối giống đồng huyết. Theo tính toán, sau cải tạo giống, dê sẽ có trọng lượng trung bình từ 45 – 60kg/con tăng gần gấp đôi so với hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Con cá rô đầu vuông ở ĐBSCL đang tái diễn kịch bản của cá tra khi người nuôi chạy theo phong trào thần tốc, giờ rơi vào bi kịch thê thảm. Nhiều người thua lỗ cá tra chuyển sang nuôi cá rô đầu vuông với hy vọng gỡ gạc lại càng tuyệt vọng
Đeo đuổi ý tưởng trồng lúa sạch nhiều năm nay, nhưng phải đến vụ đông xuân 2009 - 2010, ông Nguyễn Văn Phú (Mười Phú), ở ấp An Hòa, xã An Nhứt (Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu) mới bán được những bao lúa sạch đầu tiên theo đúng giá trị của nó
Lãnh đạo tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt cho rằng, chính sách hỗ trợ cho ngư dân tham gia bảo hiểm bị thu hẹp, chi phí đi biển tăng là lý do khiến ngư dân không mặn mà với bảo hiểm
Trong bối cảnh rầy nâu gây hại trên diện rộng, nhưng năng suất lúa bình quân vẫn đạt 8,62 tấn/ha. Trừ chi phí, nông dân lãi từ 23 đến 24 triệu đồng mỗi ha
Điển hình như hộ ông Hồ Văn Lập (Ba Lập), ngụ tại ngọn (đầu nguồn) rạch Cầu Ván thuộc địa bàn ấp 4, xã Cẩm Sơn. Trong những năm qua, ông là người nhạy bén trong việc chuyển dịch sản xuất từ trồng lúa bấp bênh sang lập vườn trồng chuyên canh mít mang lại hiệu quả cao