Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngậm Đắng Nuốt Cay Vì... Ớt

Ngậm Đắng Nuốt Cay Vì... Ớt
Ngày đăng: 02/05/2014

Sau hàng loạt nông sản như dưa hấu, khoai mì… bị dội chợ do gặp trở ngại từ thị trường Trung Quốc, nay đến lượt người trồng ớt, chuối… lao đao

Nhờ có nhiều vùng đất phù sa màu mỡ nên từ lâu huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp được mệnh danh là vựa ớt lớn nhất miền Tây vì nơi đây có diện tích gieo trồng lên đến hơn 2.000 ha với tổng sản lượng từ 40.000 đến 50.000 tấn/năm.

Từ năm 2011, Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa tập thể cho “Ớt Thanh Bình”. Từ đó, người trồng ớt cũng hy vọng có được những chính sách tốt, nhất là thị trường tiêu thụ, để phát triển cây ớt.

Tuy nhiên, theo khảo sát mới đây của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, thị trường tiêu thụ ớt của tỉnh Đồng Tháp vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc (TQ) với khoảng 80% sản lượng và chủ yếu xuất tiểu ngạch nên giá cả luôn bấp bênh.

Qua tìm hiểu cho thấy trong thời gian gần đây, một số thương lái TQ đến tạm trú tại địa phương này để dụ nông dân trồng loại ớt “lạ” với nhãn hiệu Demon rồi hứa sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá cao. Thế nhưng, khi nông dân ồ ạt trồng thì lại không thấy các thương lái đó đến thu mua.

Ông Lê Văn Cương ở xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình cho biết trước đây, gia đình ông chuyên trồng ớt chỉ thiên với giá bán dao động từ 25.000-30.000 đồng/kg. Hiện nay, dù loại ớt này rớt giá xuống còn khoảng 12.000-14.000 đồng/kg nhưng nông dân vẫn có lãi. Thế nhưng, sau khi trồng thử loại ớt do thương lái TQ giới thiệu thì coi như thua lỗ nặng.

“Giá ớt Demon hiện chỉ còn khoảng 2.000-3.000 đồng/kg mà cũng không dễ gì bán. Cách nay không lâu, các thương lái TQ đi thành đoàn, nhóm và có cả thông dịch viên vào tận rẫy ớt của nông dân rồi quay phim, chụp ảnh. Họ còn khuyên tụi tôi nên trồng loại ớt này sẽ không phải lo đầu ra cũng như giá cả” - ông Cương ngao ngán.

Theo ông Nguyễn Văn Quý, một thương lái chuyên thu mua ớt ở huyện Thanh Bình, sở dĩ có việc thương lái TQ muốn thao túng thị trường cũng như diện tích gieo trồng vì ớt Thanh Bình nổi tiếng về độ cay nồng và thơm. Thậm chí, họ còn đưa giống cho các đại lý thuốc bảo vệ thực vật để nhờ các đại lý này dụ bán cho nông dân với giá rẻ. Nay họ không mua ớt thành phẩm nên giá rớt thảm hại.

Trong khi đó, tại tỉnh Phú Yên, tình hình cũng tương tự. Ruộng ớt của ông Nguyễn Văn Sơn (ngụ xã An Hiệp, huyện Tuy An) rộng gần 2.000 m2 đang đến kỳ thu hoạch nhưng ông vẫn ngồi bờ, chống cằm nhìn ruộng ớt trong tâm trạng chán nản. Giá ớt chín giờ rớt thảm hại, từ 40.000 đồng/kg dịp Tết giờ chỉ còn 7.000 đồng/kg.

Theo ông Sơn, nhiều người dân trong xã hiện đã phải nhổ bỏ ớt để xuống giống những cây trồng khác dù ruộng ớt chỉ đang bắt đầu kỳ thu hoạch. “Thương lái TQ chơi nghiệt thiệt, cứ lùng mua ớt giá cao nhưng đến khi mình trồng nhiều thì không mua nữa” - ông Sơn chua chát.

Thương lái hô biến, nông dân “trượt vỏ chuối”

Trên địa bàn tỉnh Phú Yên, những người trồng chuối cũng đang đứng ngồi không yên. Chỉ cách đây nửa tháng, đầu nậu thương lái TQ rảo khắp các đồi núi để mua chuối trái với giá chưa bao giờ người dân nghĩ tới: 12.000 đồng/kg. Thế nhưng, hiện tại, khi thương lái TQ biệt tăm, giá chuối rớt như không có điểm dừng, hiện chỉ còn 7.000 đồng/kg mà vẫn không có người mua.

Nhiều người dân ở huyện Tuy An cho biết: Trước đó, một thương lái tên là Nguyễn Duy Mão (được giới thiệu là người Lạng Sơn, có gia đình bên TQ) mỗi ngày thường mua từ 40-60 tấn chuối ở Phú Yên để chuyển cho gia đình bên TQ. Khi giá chuối rớt thê thảm thì ông Mão cũng biến mất.

Ông Huỳnh Công Điềm, Phó Giám đốc Sở Công Thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên, cho biết hiện cơ quan này đang theo dõi việc thu mua hàng nông sản của đầu nậu thương lái TQ. “Thực tế, rất khó quản lý việc mua bán của họ. Chi cục chỉ khuyến cáo người dân nên tỉnh táo khi mua bán với thương lái TQ” - ông Điềm nói.


Có thể bạn quan tâm

Cơ Hội Phát Triển Cây Trồng Biến Đổi Gen Cơ Hội Phát Triển Cây Trồng Biến Đổi Gen

“Do đem lại lợi ích đáng kể nên diện tích cây trồng biến đổi gen (GMC) tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, từ 148 triệu ha năm 2010 lên 160 triệu ha năm 2011”, TS Clive James, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế về công nghệ sinh học nông nghiệp khẳng định.

28/02/2012
Rau Mầm - Sản Phẩm “Nông Nghiệp Đô Thị” Ở Bà Rịa - Vũng Tàu Rau Mầm - Sản Phẩm “Nông Nghiệp Đô Thị” Ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Trước thực trạng rau xanh bị phun thuốc trừ sâu và sử dụng nhiều loại thuốc tăng trưởng độc hại, rau mầm đang là một món ăn mới được nhiều bà nội trợ ưa thích, bởi vừa an toàn, vừa giàu chất dinh dưỡng. Do vậy, trồng rau mầm đang là hướng đầu tư mới trong sản xuất rau sạch của một số bà con nông dân trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

04/06/2012
Cá Tra Tuột Giá Cá Tra Tuột Giá

Hiện nay, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL chỉ ở mức 24.500 – 25.500 đồng/kg, giảm 1.500 – 2.000 đồng/kg so với đầu tháng 3/2012. Với giá thành sản xuất cá tra nguyên liệu hiện nay khoảng 23.000 đồng/kg, nếu tính cả lãi suất ngân hàng do DN trả tiền mua cá chậm thì người nuôi cá sắp bước vào ngưỡng lỗ.

27/03/2012
Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Sò Huyết Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Sò Huyết

Mấy năm trước, người dân Bến Tre rất khốn khổ mỗi khi nước mặn từ biển xâm nhập sâu vào đất liền. Nhưng nay họ đã tìm được giải pháp vừa sống chung, vừa làm giàu với tình trạng nước nhiễm mặn: nuôi sò huyết.

06/06/2012
Cuộc Chiến Vì Niêu Cơm Cuộc Chiến Vì Niêu Cơm

Đất ruộng bị san ủi, nông dân mất kế sinh nhai còn chủ đầu tư bỏ hoang năm này qua năm khác. Vậy mà những thửa ruộng còn lại tiếp tục bị đưa vào tầm ngắm. Người dân buộc phải đấu tranh.

01/03/2012