Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Tháp Nỗ Lực Bảo Vệ Lúa Hè Thu, Thu Đông

Đồng Tháp Nỗ Lực Bảo Vệ Lúa Hè Thu, Thu Đông
Ngày đăng: 09/09/2014

Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện còn gần 3.000ha lúa hè thu chưa thu hoạch và gần 30.000ha lúa thu đông đã xuống giống. Do đang vào cao điểm của mùa lũ nên nhiều diện tích lúa của tỉnh đang có nguy cơ thiệt hại. Hiện nay, nỗ lực bảo vệ lúa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các địa phương.

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Đồng Tháp cho biết, hiện nước lũ thượng nguồn sông Mê Kông và trên hệ thống sông rạch vùng thượng nguồn đã lên nhanh và cao hơn cùng kỳ năm rồi từ 0,5 - 1m. Nhiều nơi lũ đã vượt mức báo động 1 sớm hơn cùng kỳ gần 1 tháng.

“Nước chụp” quá nhanh và bất ngờ ở đê bao khu 1, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự cũng đã làm mất trắng gần 78ha lúa và gần 61ha khác chỉ thu hoạch được hơn 50% năng suất. Nhiều tiểu vùng đê bao khác đã và đang bị nước lũ uy hiếp.

Tính đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch được trên 195 ngàn ha/198ha lúa hè thu. Hiện nay, còn gần 3 ngàn ha đang chuẩn bị thu hoạch và gần 30.000ha lúa thu đông sớm đã xuống giống, trong đó nhiều diện tích có nguy cơ bị ngập úng do nước lũ tràn về.

Ông Khương Lê Bình - Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Đồng Tháp cho biết: “Lũ năm nay không bất thường nhưng mực nước cao hơn cùng thời điểm năm rồi và nhiều năm trước đó. Chúng tôi đã bố trí cán bộ kỹ thuật túc trực và làm bản tin thủy văn hàng ngày, cộng tác cùng các cơ quan truyền thông để thông tin hàng ngày cho nhân dân biết.

Dự báo trong những tháng cuối năm, thời tiết, thủy văn sẽ còn diễn biến phức tạp, triều cường cao nhất sẽ xuất hiện vào giữa tháng 10 và có khả năng xảy ra triều cường kết hợp với lũ thượng nguồn, mưa tại chỗ, gió sẽ làm cho mực nước tiếp tục lên cao.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đã đến khảo sát một số khu vực xung yếu ở huyện Tân Hồng và Tam Nông.

Qua đó, Chủ tịch UBND chỉ đạo các ngành, các địa phương cần triển khai cấp bách các biện pháp ứng phó với lũ sớm và triều cường; tiến hành gia cố các tuyến đê bao; vận động nông dân chủ động đắp chắn các máng bơm nước, không để nước lũ tràn vào gây thiệt hại cho cây lúa, khẩn trương thu hoạch dứt điểm diện tích lúa hè thu trước khi nước lũ dâng cao.

Đồng thời, các địa phương phải đặc biệt chú ý tình hình sạt lở bờ sông, sạt lở cụm, tuyến dân cư đang diễn ra phức tạp, tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân.

Lãnh đạo huyện Tân Hồng cho biết, theo kế hoạch huyện gieo sạ 8.665ha lúa thu đông, đến thời điểm này đã xuống giống trên 6.500ha, đạt trên 75% kế hoạch, tập trung tại các xã Tân Công Chí, Tân Phước và Tân Thành A, B. Mặc dù địa phương đã tuyên truyền, vận động nông dân chỉ sản xuất ở vùng có đê bao ăn chắc nhưng nông dân cũng tự phát xuống giống khoảng hơn 400 ha trong các đê bao chưa an toàn. Hiện hầu hết diện tích lúa vụ 3 chưa bị lũ đe dọa, tuy nhiên, có một số đoạn đê bao còn yếu, huyện đang tích cực kiểm tra, gia cố.

Huyện Tam Nông đã cơ bản thu hoạch dứt điểm lúa hè thu, đồng thời xuống giống lúa thu đông hơn 4.000/9.600ha theo kế hoạch, dự kiến chậm nhất đến ngày 10/9 sẽ xuống giống dứt điểm. Theo Phòng Nông nghiệp huyện, ngoài tập trung bảo vệ an toàn cho diện tích lúa thu đông vào giai đoạn chính vụ, huyện cũng đang hướng đến giảm dần diện tích lúa thu đông, thay vào đó là trồng các cây màu phù hợp để tập trung cho vụ đông xuân và hè thu.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Khu Nuôi Tôm DN Bỏ Hoang Gần 10 Năm Cho Dân Chuyển Khu Nuôi Tôm DN Bỏ Hoang Gần 10 Năm Cho Dân

Với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Quảng Bình đang đi những bước cuối cùng chuyển toàn bộ khu nuôi tôm công nghiệp 120ha của Công ty Sông Gianh cho người dân xã Phú Trạch sản xuất trong tháng 9, chấm dứt việc bỏ hoang gần 10 năm nay.

14/09/2013
Mô Hình Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản Hiệu Quả

Với quy mô kinh tế gia đình, nông dân nhiều địa phương ở An Giang đã tổ chức nuôi trồng và chế biến thủy sản theo hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư đồng vốn trong điều kiện có được, tận dụng ngày công lao động… tạo ra nguồn thu nhập đáng kể, vừa giúp ích việc làm cho số đông hộ nghèo ở xóm, ấp, vừa có khả năng nhân rộng trên địa bàn dân cư và phát triển mạnh ở nông thôn.

14/09/2013
Thủy Sản ĐBSCL Tái Cơ Cấu Để Phát Triển Bền Vững Thủy Sản ĐBSCL Tái Cơ Cấu Để Phát Triển Bền Vững

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phát triển ngành thủy sản theo hướng hội nhập bền vững với chỉ tiêu đến năm 2020 diện tích nuôi trồng đạt 1 triệu ha mặt nước, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2,5 triệu tấn, trong đó có 450.000 tấn tôm.

16/09/2013
Tiết Kiệm Năng Lượng Ở Các Vùng Nuôi Tôm Tiết Kiệm Năng Lượng Ở Các Vùng Nuôi Tôm

Nuôi tôm trên cát là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với các doanh nghiệp (DN) và hộ nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì mô hình này cũng tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn do các DN, hộ nuôi sử dụng các thiết bị lạc hậu, không có tính năng tiết kiệm năng lượng (TKNL).

16/09/2013
Được Giá, Người Nuôi Yên Tâm Sản Xuất Được Giá, Người Nuôi Yên Tâm Sản Xuất

Từ đầu tháng 7.2013 đến nay, người nuôi tôm hùm thương phẩm ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) phấn khởi vì giá sản phẩm liên tục tăng. Do dịch bệnh tôm, giá con giống và thức ăn tăng nên mức lãi không được như mong muốn, nhưng người nuôi tôm vẫn an tâm sản xuất.

16/09/2013