Đóng mới tàu cá có thể được hỗ trợ tới 7.300 triệu đồng
Dự thảo nêu rõ, về nguyên tắc hỗ trợ, chủ tàu chỉ được hỗ trợ một lần sau đầu tư sau khi hoàn thành đóng mới; nâng cấp tàu. Trong trường hợp một nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ thì tổ chức, cá nhân thụ hưởng được lựa chọn một chính sách hỗ trợ cao nhất.
Mỗi con tàu chỉ được nhận một lần hỗ trợ của Nhà nước theo chính sách tín dụng đóng mới tàu, nâng cấp tàu quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP hoặc theo chính sách thí điểm hỗ trợ một lần sau đầu tư quy định tại Quyết định này.
Điều kiện hỗ trợ là các đối tượng đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có phương án đầu tư đóng tàu, có khả năng tài chính và phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
Chủ tàu chỉ được nhận hỗ trợ khi có đầy đủ các giấy tờ sau: Đối với trường hợp đóng mới tàu phải có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật, giấy phép khai thác thủy sản; Đối với trường hợp nâng cấp tàu cần có Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật.
Về mức hỗ trợ cho đóng mới tàu: Đối với đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ, bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; máy móc thiết bị bảo quản hải sản; bảo quản hàng hóa; bốc xếp hàng hóa: Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới thì chủ tàu được hỗ trợ 52% tổng giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 7.300 triệu đồng/tàu.
Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ, chủ tàu được hỗ trợ 20% tổng giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 1.400 triệu đồng/tàu.
Đối với đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ, bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; thiết bị phục vụ khai thác; ngư lưới cụ; trang thiết bị bảo quản hải sản: Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 400 CV đến dưới 800 CV chủ tàu được hỗ trợ 42% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu nhưng không quá 2.900 triệu đồng/tàu.
Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 800 CV trở lên: Chủ tàu được hỗ trợ 52% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu nhưng không quá 6.200 triệu đồng/tàu.
Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ; đóng mới tàu vỏ gỗ đồng thời gia cố bọc vỏ thép, bọc vỏ vật liệu mới cho tàu: Chủ tàu được hỗ trợ 20% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu nhưng không quá 1.200 triệu đồng/tàu.
Đối với nâng cấp tàu vỏ gỗ, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính dưới 400 CV thành tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên và nâng cấp công suất máy đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên: Chủ tàu được hỗ trợ 20% tổng giá trị nâng cấp tàu, nhưng không quá 400 triệu đồng/tàu.
Đối với trường hợp gia cố bọc vỏ thép; bọc vỏ vật liệu mới; mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải; trang thiết bị khai thác; trang thiết bị bảo quản hải sản, bốc xếp hàng hóa: Chủ tàu được hỗ trợ 20% tổng giá trị nâng cấp tàu nhưng không quá 200 triệu đồng/tàu.
Tàu cá đóng mới phải sử dụng máy thủy mới; trường hợp nâng cấp máy tàu có thể sử dụng máy thủy mới hoặc máy thủy đã qua sử dụng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.
Related news
Ở lưng chừng đèo Lò Xo, một gã thanh niên để đầu trần chạy xe máy tay cầm mấy chùm sâm lủng lẳng mời chào các bác tài xe khách, xe container, xe du lịch với tiết lộ "uống khỏe, uống sung".
Những ngày gần đây, nhiều người dân Hà thành lùng mua một loại quả có giá lên đến 2 triệu đồng/kg.
Cuối thu, sâm Ngọc Linh bắt đầu ngủ đông. Và các hộ trồng sâm lại thay nhau canh gác để bảo vệ những vườn sâm. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng hết sức cực nhọc bởi mưa lũ, chim chuột, thú rừng và kẻ xấu luôn rình mò phá hoại vườn sâm.
Ngày 11.9.2015, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đồng ý với đề nghị của UBND tỉnh về sự cần thiết của việc triển khai đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh hay còn gọi là sâm Việt Nam đến năm 2030 nhằm bảo vệ nguồn gen quý.
Trong vòng 2 tháng nay, các tàu khai thác hải sản của ngư dân Quảng Nam liên tục cập bờ bán hải sản nhờ sản lượng cá ngừ tăng đột biến.