Đồng loạt xin hỗ trợ
Tính đến hết tháng 10/2015, dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) đã giúp tỉnh lắp đặt 2.700/3.600 bể biogas.
Hà Tĩnh đang lên kế hoạch để xin hỗ trợ thêm vốn bổ sung lắp đặt thêm hàng nghìn công trình biogas mới.
Xã Sơn Trường (huyện Hương Sơn) có khoảng 200 hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ.
Trong đó mới có trên dưới 50 hộ đã lắp đặt bể khí biogas (32 hộ được dự án LCASP tài trợ).
Đây là lý do ảnh hưởng đến việc hoàn thành tiêu chí môi trường trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
Bà Trần Thị Nhâm, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Sơn Trường cho biết, hoàn thành tiêu chí môi trường ở đây rất khó.
Ngoài chăn nuôi gia súc lớn, nuôi lợn nông hộ có nguồn chất thải không hề nhỏ.
Nếu LCASP không bổ sung nguồn hỗ trợ, Sơn Trường sẽ không biết làm sao để giải quyết rốt ráo vấn đề ô nhiễm.
Thời gian qua, xã đã tích cực tuyên truyền và thực tế người dân cũng hiểu được lợi ích của việc lắp đặt bể khí biogas nhưng vì nhiều lý do, tỉ lệ hộ chăn nuôi có bể khí vẫn còn rất thấp.
“Qua khảo sát, chúng tôi thấy người chăn nuôi có nhu cầu lắp đặt bể khí rất lớn.
Nếu chương trình tiếp tục hỗ trợ thêm thì bà con sẽ rất phấn khởi...”, bà Nhâm chia sẻ.
Bà Trần Thị Tâm, trú tại xóm 2, xã Sơn Trường cho biết: “Qua báo chí và loa truyền thanh của xã, tôi thấy việc lắp đặt bể khí biogas lợi đủ đường, vừa đảm bảo tốt môi trường lại đỡ tốn kém củi đuốc và hợp vệ sinh.
Sắp tới, gia đình tôi sẽ quy hoạch lại chuồng trại để lắp đặt, hy vọng sẽ được chương trình hỗ trợ một ít kinh phí lắp đặt”.
Đó cũng là tâm tư của ông Lê Văn Lạc, xóm 2, xã Sơn Trường: “Hiện tại, gia đình tôi vẫn chưa có điều kiện lắp đặt bể biogas nên phải đào hố đựng chất thải từ 4 con lợn nái và gần 10 con lợn thịt.
Bón cho cây trồng không hết nên mùi hôi thối cũng đang gây ra nhiều phiền toái.
Nếu còn chương trình còn hỗ trợ, chúng tôi xin đăng ký một suất và vay mượn thêm để lắp bể khí”.
Ông Phan Xuân Yên, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng chuyển giao KHKT & bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Hương Sơn cho biết, đến thời điểm này, các hộ chăn nuôi tại huyện đã lắp đặt được 350 bể khí biogas, chỉ đứng sau huyện Cẩm Xuyên, nghiệm thu đến đâu huyện giải ngân đến đó.
Chương trình đáp ứng được 100% số hộ chăn nuôi đã đăng ký.
Điều đáng nói là số hộ chăn nuôi lợn đã đăng ký vừa qua đa phần là những hộ có thu nhập khá.
Số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thu nhập thấp dám đăng ký xin hỗ trợ để lắp đặt là rất ít.
Bởi vậy, khi trực tiếp “mục sở thị” tại các hộ gia đình đã xây dựng xong bể khí biogas họ mới xuýt xoa là mình đã không nhanh chân đăng ký trước...
Có thể bạn quan tâm
Những ngày này, trên những tuyến đường Cái Răng - Phụng Hiệp xuống Sóc Trăng, Cần Thơ - Mỹ Khánh vô thị trấn Phong Điền (TP Cần Thơ) và hai bên đường 91B, chỗ nào cũng bày bán trái dâu xanh, dâu vàng ngồn ngộn.
Sau 6 tháng thả nuôi, hàu phát triển rất nhanh, có khả năng thích nghi và phát triển tốt. Kết quả, tỷ lệ sống đạt trên 65%, trọng lượng bình quân đạt 12 con/kg, sản lượng hàu đạt 677 kg, với giá bán 32.000 đ/kg, tổng thu trên 21 triệu đồng, trừ chi phí khoảng 14 triệu, lãi trên 7 triệu (nếu quy trên héc ta thì lãi 1,4 tỷ đ/ha).
“1 phải, 5 giảm”- mô hình phát triển lúa bền vững, không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực cho người sản xuất, mà còn góp phần bảo vệ môi trường nên được nông dân huyện Thoại Sơn áp dụng trên diện tích 9.300 héc-ta.
Tuy nhiên sản lượng khai thác hàng năm tăng không đáng kể, thu nhập còn bấp bênh bởi sự đầu tư về trang thiết bị còn hạn chế, ngư dân chưa đủ điều kiện lắp đặt các loại máy móc hiện đại.
Theo ghi nhận của chúng tôi, hơn 10 ngày qua đi đâu trong xã Kế Thành (Kế Sách – Sóc Trăng) cũng nghe nhà vườn bàn tán vui nhộn khi bưởi trúng mùa, lại trúng giá.