Đông Giang Giữ Diện Tích Cao Su Ổn Định

Thời gian gần đây, các hộ dân trồng cao su ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ đang chặt cây cao su, bởi giá cao su trên thị trường giảm mạnh. Tuy nhiên, các hộ dân dân vùng cao xã Đông Giang (Hàm Thuận Bắc) vẫn giữ lại cây cao su và định hướng phát triển cây trồng đa mục đích này.
Theo ông Nguyễn Như Diễn – Chủ tịch UBND xã Đông Giang, toàn xã có trên 300 ha cao su, diện tích trồng không bị biến động và không có tình trạng chặt bỏ cây cao su. Trước tình hình giá mủ cao su xuống thấp, người dân tạm dừng thu hoạch.
Các hộ dân trồng cao su trong xã không chạy theo thị trường, yên tâm chăm sóc cây cao su, ổn định diện tích đang có, vì xác định cao su là cây trồng chủ lực, mang lại lợi ích kinh tế lâu dài.
Đối với xã vùng cao như Đông Giang, cây cao su vừa có giá trị kinh tế, vừa làm rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, bảo vệ đất và chống xói mòn, bởi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Song, vốn đầu tư trồng 1ha cao su không hề nhỏ gồm tiền mua cây giống, phân bón, thuê nhân công lao động... và phải mất 5 – 6 năm vườn cao su mới cho khai thác.
Diện tích trên chủ yếu do bà con dân tộc thiểu số trồng theo các chương trình lồng ghép, hỗ trợ của Nhà nước. Trong thời gian qua, cây cao su có vị trí, vai trò trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của đồng bào. Vì vậy, người dân rất tin tưởng vào hiệu quả kinh tế mà cây cao su sẽ mang lại.
Ông K’ Văn Thinh (xã Đông Giang) cho hay: “Gia đình tôi có 2 ha cao su đang khai thác và 2 ha trồng mới được 4 năm tuổi. Trước đây cao su có giá, lợi nhuận thu về 150 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí. Thời điểm này giá mủ quá thấp, loại mủ bèo giá dao động 8.000 – 9.500 đồng/kg thì chỉ đủ cho tiền phân, thuốc. Do giá thấp, tôi không khai thác nữa để dưỡng cây tốt hơn, đến lúc giá ổn định lại tôi sẽ tiếp tục khai thác. Gia đình tôi cũng vận động các hộ khác trong thôn không chặt cây cao su”.
Rút kinh nghiệm trước đây về tình trạng chặt tiêu, điều… trong thời điểm giá thấp. Sau đó giá tăng lại, khiến cho người trồng lao đao rơi vào vòng luẩn quẩn chặt - trồng - chặt. Chính vì thế, cấp ủy và chính quyền xã vẫn tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân duy trì, phát triển cây cao su. Đồng bào dân tộc xã Đông Giang cũng quyết giữ diện tích loại cây trồng này trong thời đểm khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Qua khảo sát các hộ nuôi trên địa bàn, căn cứ vào các tiêu chí chung của dự án đã chọn được 12 hộ dân của 2 xã để lựa chọn làm điểm triển khai dự án. Xã Khánh Tiên có 8 hộ, quy mô 2 ha; xã Yên Hòa có 4 hộ, quy mô 2 ha. Đây là những hộ có đủ năng lực, kinh nghiệm kỹ thuật, khả năng đầu tư vốn sản xuất và truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho các hộ trong vùng.

Chúng tôi gặp anh nông dân trẻ Trần Văn Út đang thuê máy đào ao chống hạn trên vùng đất nắng gió xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Sau sáu giờ đào, ao sâu bốn mét đã ngập khoảng một mét nước. “Mình phải nỗ lực đào ao cứu hạn cho đàn cừu trước khi chờ trời cứu chớ”, anh Út nói.

Những năm trước, trên đất nhiễm phèn, nông dân huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) chủ yếu trồng dứa (khóm), mía, với hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi chuyển sang trồng mãng cầu xiêm, tiêu…, nhiều hộ có thu nhập cao hơn hẳn.

Gần 30 năm gắn bó với cây điều và cũng là một trong những nông dân trồng điều giỏi ở Đồng Nai, ông Dương luôn chú trọng tìm những giống điều mới cùng với những cách làm mới để cải tạo vườn điều, cải thiện năng suất điều nhằm tăng thu nhập.

Ngày 19/5/2014, tại Hà Nội, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã phối hợp, tổ chức buổi làm việc giữa một số đơn vị trực thuộc Tổng cục Thủy sản và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) để tham vấn ý kiến các đơn vị về ý tưởng dự án “Nghiên cứu hỗ trợ giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam”.