Đồng Bằng Sông Cửu Long Thu Hẹp Dần Diện Tích Nuôi Cá Tra
Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong hai năm 2015 và 2016, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thu hẹp dần diện tích nuôi cá tra cho phù hợp với tình hình tiêu thụ trong và ngoài nước.
Cụ thể, trong năm 2015, diện tích mặt nước nuôi cá tra trong vùng sẽ còn 5.900ha, giảm 500ha so với năm nay; đến năm 2016 sẽ còn 5.400ha, giảm 500ha so năm 2015.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành thủy sản các tỉnh trong vùng sẽ phổ biến rộng rãi kỹ thuật nuôi theo phương pháp mới nhằm nâng năng suất cá tra bình quân từ 160 tấn/ha hiện nay lên 180 đến 200 tấn/ha để năm 2015 đạt sản lượng trên 1 triệu tấn, năm 2016 đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt ít nhất 2 tỷ USD mỗi năm.
Các tỉnh sẽ giảm mật độ thả nuôi từ 35-40/con/m2 còn từ 20-25 con/m2; giảm sử dụng thuốc kháng sinh; giảm xả chất thải trong ao nuôi ra sông rạch.
Từ nay đến năm 2016, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đổi mới dây chuyền sản xuất tại các nhà máy hiện có nhằm nâng cao chất lượng thành phẩm, giảm giá thành sản xuất, phấn đấu chế biến từ 600.000 đến 700.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó có 10% sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Trên 320 cơ sở sản xuất giống tại 9 tỉnh trong vùng sẽ được nâng cấp để sản xuất 100% cá giống chất lượng cao với số lượng 1,9 tỷ con/năm cung ứng đủ cho người nuôi.
Ông Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho biết để tạo đầu ra ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ cá tra tại nước ngoài, các bộ, ngành hữu quan và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần xây dựng các biện pháp phòng vệ thương mại thích nghi với các tranh chấp thương mại, rào cản kỹ thuật quốc tế, nhất là tại thị trường Mỹ, EU.
Đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng tiêu thụ cá tra tại các thị trường tiềm năng như Nga, Trung Quốc, Mexico, Trung Đông, Ấn Độ, ASEAN.
Năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã đưa 6.400 ha mặt nước vào nuôi cá tra.
Đến giữa tháng Chín này, các tỉnh đã thu hoạch được trên 4.300ha với sản lượng 776.000 tấn và toàn vùng đã xuất khẩu được trên 490.000 tấn, trị giá 1,27 tỷ USD, đạt 72,5% kế hoạch năm. Ước tính năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra sẽ đạt 1,8 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm
Theo kế hoạch, vụ lúa đông xuân 2014-2015 Công ty TNHH MTV kinh doanh và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên sẽ ký kết bao tiêu sản phẩm 420ha lúa của 285 xã viên trong Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp số 1, xã Gáo Giồng.
Mô hình cánh đồng lớn tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc tăng cường liên kết bốn nhà, sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, chủ động trong sản xuất, điều tiết và tiêu thụ lúa gạo. Trên “Cánh đồng lớn” sẽ từng bước dịch vụ hóa các khâu trong sản xuất, từ đầu vào đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tồn trữ...
Ngày 21/10, tại Khách sạn Bông Hồng, TP.Sa Đéc, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh tổ chức Hội thảo thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) trong ngành chế biến lương thực. Tham dự có đại diện các sở, ngành, doanh nghiệp chế biến lương thực trên địa bàn tỉnh.
Niềm vui đó xuất phát từ Mô hình thâm canh giống lúa thuần HT9 do Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật thâm canh tổng hợp cho bà con đã mang lại vụ mùa năng suất cao cho những người dân nơi đây và giúp thay đổi cách thức sản xuất cũ bằng phương pháp khoa học cho cây lúa năng suất, chất lượng hơn.
Hiện nay, nông dân trồng quýt đường trên địa bàn huyện Long Mỹ đang bước vào thu hoạch quýt đường chính vụ. Khác hẳn với không khí nhộn nhịp của những năm trước, vụ quýt năm nay, nhà vườn đang gặp nhiều khó khăn khi giá bán liên tục sụt giảm, thương lái hạn chế thu mua, khả năng sẽ đối mặt với mùa quýt “đắng”.