Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Bằng Sông Cửu Long Thu Hẹp Dần Diện Tích Nuôi Cá Tra

Đồng Bằng Sông Cửu Long Thu Hẹp Dần Diện Tích Nuôi Cá Tra
Publish date: Saturday. September 27th, 2014

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong hai năm 2015 và 2016, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thu hẹp dần diện tích nuôi cá tra cho phù hợp với tình hình tiêu thụ trong và ngoài nước.

Cụ thể, trong năm 2015, diện tích mặt nước nuôi cá tra trong vùng sẽ còn 5.900ha, giảm 500ha so với năm nay; đến năm 2016 sẽ còn 5.400ha, giảm 500ha so năm 2015.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành thủy sản các tỉnh trong vùng sẽ phổ biến rộng rãi kỹ thuật nuôi theo phương pháp mới nhằm nâng năng suất cá tra bình quân từ 160 tấn/ha hiện nay lên 180 đến 200 tấn/ha để năm 2015 đạt sản lượng trên 1 triệu tấn, năm 2016 đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt ít nhất 2 tỷ USD mỗi năm.

Các tỉnh sẽ giảm mật độ thả nuôi từ 35-40/con/m2 còn từ 20-25 con/m2; giảm sử dụng thuốc kháng sinh; giảm xả chất thải trong ao nuôi ra sông rạch.

Từ nay đến năm 2016, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đổi mới dây chuyền sản xuất tại các nhà máy hiện có nhằm nâng cao chất lượng thành phẩm, giảm giá thành sản xuất, phấn đấu chế biến từ 600.000 đến 700.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó có 10% sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Trên 320 cơ sở sản xuất giống tại 9 tỉnh trong vùng sẽ được nâng cấp để sản xuất 100% cá giống chất lượng cao với số lượng 1,9 tỷ con/năm cung ứng đủ cho người nuôi.

Ông Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho biết để tạo đầu ra ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ cá tra tại nước ngoài, các bộ, ngành hữu quan và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần xây dựng các biện pháp phòng vệ thương mại thích nghi với các tranh chấp thương mại, rào cản kỹ thuật quốc tế, nhất là tại thị trường Mỹ, EU.

Đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng tiêu thụ cá tra tại các thị trường tiềm năng như Nga, Trung Quốc, Mexico, Trung Đông, Ấn Độ, ASEAN.

Năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã đưa 6.400 ha mặt nước vào nuôi cá tra.

Đến giữa tháng Chín này, các tỉnh đã thu hoạch được trên 4.300ha với sản lượng 776.000 tấn và toàn vùng đã xuất khẩu được trên 490.000 tấn, trị giá 1,27 tỷ USD, đạt 72,5% kế hoạch năm. Ước tính năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra sẽ đạt 1,8 tỷ USD.


Related news

Những Triệu Phú Từ Nghề Ấp Trứng Và Chăn Nuôi Vịt Những Triệu Phú Từ Nghề Ấp Trứng Và Chăn Nuôi Vịt

Không chỉ được biết đến là nơi nghề buôn bán sắt vụn phát triển, nhiều năm qua, những gia đình ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ (Yên Lạc - Vĩnh Phúc) được nhân dân nhiều nơi trong và ngoài tỉnh biết đến như một địa chỉ đầu mối chuyên ấp nở và cung cấp con giống. Nghề ấp nở trứng gia cầm, con giống đã giúp cho nhiều nông dân nơi đây vươn lên làm giàu, xóa đói, giảm nghèo.

Monday. September 8th, 2014
Hiệu Quả Nhờ Ứng Dụng Khoa Học Vào Sản Xuất Hiệu Quả Nhờ Ứng Dụng Khoa Học Vào Sản Xuất

Ông Lương Văn Tám, ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã mày mò nghiên cứu và áp dụng thành công bao trái trên mít. Kết quả là vườn mít của ông 3 năm qua đều xanh tốt, cho trái to, đẹp và được thị trường ưa chuộng.

Monday. September 8th, 2014
Ông Trần Văn Cang (Tiền Giang) Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục Ông Trần Văn Cang (Tiền Giang) Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành, Tiền Giang) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

Monday. September 8th, 2014
Nhà Vườn Trồng Thanh Long Đang Cần Hỗ Trợ Nhà Vườn Trồng Thanh Long Đang Cần Hỗ Trợ

Nếu xét về ưu thế, Trà Vinh cũng như các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây thanh long ruột đỏ (thanh long), nhất là từ khi dự án ngọt hóa Nam Mang Thít đưa vào sử dụng.

Monday. September 8th, 2014
Tìm Đường “Xuất Ngoại” Cho Thịt Lợn Tìm Đường “Xuất Ngoại” Cho Thịt Lợn

Cụ thể hóa đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, mới đây, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, về lĩnh vực chăn nuôi, Nam Định lựa chọn 4 đối tượng chủ lực gồm lợn, gà, ngao và tôm.

Monday. September 8th, 2014