Đồng Bằng Sông Cửu Long sản xuất khoảng 163.610 tấn đường

Theo nhận đình của ngành mía đường, 6 tháng năm 2015, tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường vùng ĐBSCL và cả nước có khả quan (năng suất mía ổn định, giá bán và tiêu thụ tốt hơn). Tuy nhiên, sản xuất, chế biến đường tại khu vực ĐBSCL còn gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể như: Công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế, nhất là đối với vùng nguyên liệu (vị trí xây dựng một số nhà máy đường chưa phù hợp, vùng nguyên liệu của nhà máy được quy hoạch trên đất khô cằn, phân tán và đan xen với cây trồng khác nên gặp khó khăn trong việc xây dựng vùng nguyên liệu và vận chuyển nguyên liệu).
Công tác giống mía chưa có chuyển biến rõ rệt, thâm canh chưa hợp lý, cơ giới hóa trong sản xuất mía còn thấp… Ngoài ra, trình độ công nghiệp sản xuất đường chưa cao; việc vận dụng để sản xuất các sản phẩm từ phế, phụ phẩm của ngành đường để nâng cao hiệu quả sản xuất chưa được quan tâm đúng mức.
Related news

Chúng tôi cùng đoàn cán bộ Hội Nông dân xã Tân Hòa (Đồng Phú - Bình Phước) tham quan tại trồng nấm linh chi tại Công ty TNHH linh chi Trường Thọ thuộc ấp 4, xã Tân Lập. Anh Nguyễn Chí Thành (28 tuổi), Giám đốc công ty cho biết: “Gia đình tôi trồng và nhân giống các loại nấm từ rất lâu rồi. Do tiếp cận với nghề trồng nấm từ nhỏ nên quá trình sinh trưởng, quy trình chăm sóc nấm tôi nắm rất rõ”.
Cây cà tím được trồng phổ biến tại huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), chỉ gần 2 tháng cho thu hoạch, thậm chí ăn gần cả năm.

Theo thống kê sơ bộ của Hội Nông dân xã Hoài Thanh (Hoài Nhơn - Bình Định), đến nay, trên địa bàn xã có trên 200 vườn tiêu (quy mô từ 100 gốc trở lên), trong đó có khoảng 60% vườn đã cho quả. Từ sự phát triển mạnh cây tiêu dẫn đến thuê mướn nhân công hái tiêu không dễ, khi tiêu vào mùa thu hoạch.

Vụ thu hoạch điều năm nay ở Sơn Tân (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa), nông dân kém vui khi điều mất mùa khoảng 60 - 70% do nắng hạn, sâu bệnh…

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản đã và đang được xã hội quan tâm, nhất là người tiêu dùng. Trong đó rau ăn lá, củ, rau gia vị là thế mạnh của tỉnh Tiền Giang với sản lượng khá lớn, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu.