Đồng Bằng Sông Cửu Long Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Trái Cây Đặc Sản

Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam (SOFRI), hiện nay, trái cây đặc sản chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long đang mở rộng thị trường xuất khẩu đến 76 nước trên khắp các châu lục, tăng hơn 13 nước so với năm trước. Bên cạnh các thị trường truyền thống: Trung Quốc, Nga, Nhật, Indonesia, Hàn Quốc, Singapore... còn được xuất khẩu sang nhiều thị trường mới đầy tiềm năng, thu hút ngoại tệ như Hoa Kỳ, Hà Lan, Nam Phi, Rumani, Hy Lạp, Ai Cập, Phi-líp-pin...
Các mặt hàng trái cây chủ lực được thị trường xuất khẩu ưa chuộng gồm: Thanh long, dừa, dứa, mít, nhãn, xoài, bưởi, chuối, chôm chôm... Trong đó, thanh long luôn là mặt hàng đứng đầu trong danh sách trái cây xuất khẩu, chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu quả. Đặc biệt, thanh long đã thâm nhập thành công các thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Chi Lê, Trung Đông.
Trong năm 2012, nhiều thị trường xuất khẩu trái cây đặc sản đã tăng đột biến mang lại niềm vui cho nhà vườn cũng như các ngành chức năng: Xuất sang Nam Phi tăng gấp 13 lần, sang Rumani tăng 6 lần, sang Hy Lạp tăng 3 lần so với năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu trái cây chính ngạch đạt 330 triệu USD, tăng gấp đôi năm 2011. Năm 2013, khả năng đạt kim ngạch 360 triệu USD xuất khẩu chính ngạch nằm trong tầm tay. Đó là nhờ dự báo xuất khẩu chôm chôm, nhãn và xoài sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi được chấp thuận cho nhập khẩu vào các thị trường Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc.
Ngoài ra, các chủng loại trái cây đặc sản đồng bằng sông Cửu Long như cam sành, bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, sầu riêng Ngũ Hiệp (Tiền Giang), mãng cầu... cũng được thị trường nội địa ưa chuộng, trong đó Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Bắc... là những thị trường lớn nhất.
Những ngày đầu tháng 8/2013, ở Tiền Giang, giá sầu riêng đang tăng mạnh. Sầu riêng chất lượng cao giống RI 6, Mong Thong, Cơm vàng hạt lép... thương lái thu mua tại vườn có giá 32.000 - 34.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với cách đây gần một tháng. Với giá trên, mỗi ha chuyên canh nhà vườn đạt nguồn thu trên 500 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 200 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Ngoãn, một nhà vườn trồng chuyên canh sầu riêng ở Long Tiên, Cai Lậy cho biết, bình quân mỗi ha sầu riêng cho năng suất từ 15 - 20 tấn trái. Ngày nay, trình độ canh tác của nhà vườn được nâng lên, áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nên hiệu quả kinh tế cây trồng này rất cao. Đặc biệt, với kỹ thuật xử lý cho trái mùa nghịch, bà con đã chủ động được thời vụ thu hoạch để bán được giá cao.
Related news

Thời gian gần đây, lực lượng chức năng của tỉnh Bắc Giang đã phát hiện, xử lý nhiều hộ kinh doanh bơm tạp chất và cho lợn ăn thức ăn có chất cấm Salbultamol để tăng trọng. Tình trạng này có chiều hướng diễn biến phức tạp nếu không được kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm.
Mô hình trang trại chăn nuôi bò bán công nghiệp kết hợp đào ao thả cá và trồng rừng cho thu nhập hơn tỉ đồng mỗi năm của gia đình ông Nguyễn Khắc Vân ở thôn Đồng Bưởi, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên đã trở thành một tấm gương điển hình về phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Năm 2015, được sự tư vấn giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa và Trạm Khuyến nông huyện Yên Định, câu lạc bộ chăn nuôi gà thịt theo chuỗi giá trị tại xã Yên Lâm được thành lập theo phương châm: liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Việc gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển, nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức mà Việt Nam cần phải vượt qua, trong đó có thách thức đối với ngành chăn nuôi Việt Nam.

Một nghịch lý trong ngành chăn nuôi diễn ra suốt thời gian qua là không ít hộ chăn nuôi phải “treo chuồng” bỏ nghề vì suất đầu tư quá lớn.