Đồng bằng sông Cửu Long khuyến khích nuôi tôm trong rừng ngập mặn
Một dự án bảo tồn mới có trụ sở tại Trà Vinh, Việt Nam đang khuyến khích nông dân nuôi tôm trong môi trường sống rừng ngập mặn để bảo vệ độ che phủ rừng của tỉnh và mang lại thu nhập bền vững cho người nông dân.
Các quan chức tỉnh tin rằng dự án chăn nuôi này sẽ giúp bảo tồn độ che phủ rừng của khu vực
Dự án là một phần của mô hình trồng rừng - nuôi tôm và đang được triển khai tại các huyện ven biển Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú và Duyên Hải ở miền Nam Việt Nam. Khu vực này tự hào có đường bờ biển rộng lớn và đã dẫn đầu tốc độ phát triển nuôi trồng thủy sản của cả nước, nhưng những mối đe dọa liên tục từ vấn đề biến đổi khí hậu và rủi ro dịch bệnh từ hoạt động sản xuất tôm thâm canh đã thúc đẩy một sự thay đổi trong chiến lược nuôi trồng.
Theo mô hình, tôm sú được nuôi theo phương thức quảng canh, chủ yếu ăn thức ăn tự nhiên trong rừng ngập mặn. Theo báo cáo trên tờ The Nation, tôm “sạch” và ngày càng trở nên phổ biến hơn đối với người tiêu dùng Việt Nam.
Phạm Thái Bình - một nông dân nuôi tôm địa phương ở xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải đã nuôi tôm trong một khu rừng ngập mặn rộng 3 héc-ta trong gần 20 năm và thu được lợi nhuận trung bình khoảng 4,300 đô la Mỹ một năm. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận của ông ấy không cao bằng chăn nuôi công nghiệp nhưng ông cho biết rằng mức thu nhập này ổn định.
Ông cho biết: “Mô hình trồng rừng - nuôi tôm là một nghề bền vững vì nó làm giảm nguy cơ dịch bệnh ở tôm."
Chính quyền tỉnh đang khuyến khích những người nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh có tài chính khiêm tốn chuyển sang mô hình trồng rừng - nuôi tôm vì họ cho rằng mô hình này có thể mang lại thu nhập ổn định hơn cho các hộ sản xuất nhỏ.
Nuôi tôm trong rừng ngập mặn bảo vệ độ che phủ của rừng, mang lại thu nhập ổn định cho
TRÀ VINH - tỉnh Trà Vinh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (Mekong) đang khuyến khích nông dân nuôi tôm trong rừng ngập mặn vì hoạt động này mang lại thu nhập bền vững và giúp duy trì độ che phủ rừng của tỉnh.
Với đường bờ biển dài 65 km, tỉnh Trà Vinh có lợi thế để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, nhưng biến đổi khí hậu và thay đổi môi trường nuôi trồng thủy sản đã gây ra nguy cơ dịch bệnh.
Để thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Trà Vinh đã chuyển sang các phương thức khác, trong đó có mô hình trồng rừng - nuôi tôm, chủ yếu được thực hiện ở các huyện ven biển Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú và TX Duyên Hải.
Theo mô hình, tôm nuôi theo phương thức quảng canh chủ yếu ăn thức ăn tự nhiên trong rừng ngập mặn. Tôm "sạch" và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Giống chủ yếu được nuôi là tôm sú, đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu tôm chủ lực của đất nước.
Nông dân Phạm Thái Bình ở xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải đã nuôi tôm trong khu rừng ngập mặn rộng 3 héc-ta trong gần 20 năm và thu được lợi nhuận trung bình khoảng 100 triệu đồng (4,300 đô la Mỹ) một năm.
Lợi nhuận không cao bằng nuôi tôm công nghiệp nhưng ổn định.
Ông cho biết: “Mô hình trồng rừng - nuôi tôm là một nghề bền vững vì nó làm giảm nguy cơ dịch bệnh ở tôm.
Ông Bình nuôi khoảng 200,000 con tôm mỗi năm và hạn chế thả tôm giống vào ao trong rừng bốn lần một năm vào mùa khô để tránh tình trạng cung vượt cầu trong mùa thu hoạch chính. Do đó, tôm bán được với giá cao.
Vào mùa mưa khi độ mặn của nước hay thay đổi và tôm dễ bị mắc bệnh thì ông Bình nuôi cua trong rừng ngập mặn.
Chính quyền huyện Duyên Hải đã khuyến khích những hộ nông dân nuôi tôm theo mô hình thâm canh hoặc siêu thâm canh chuyển sang mô hình trồng rừng - nuôi tôm.
Duyên Hải có hơn 8,500 héc-ta đất nuôi tôm, theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của huyện.
Mô hình trồng rừng - nuôi tôm chiếm gần 60% diện tích nuôi tôm của huyện.
Ông Trần Kiến Chúc - Chủ tịch UBND xã Đông Hải, Duyên Hải cho biết rằng hầu hết các hộ nông dân nuôi tôm trong rừng ngập mặn đều có thu nhập ổn định.
Mô hình trồng rừng - nuôi tôm mang lại lợi nhuận từ 100 - 200 triệu đồng (4,300 - 8,600 USD)/ héc-ta/ năm.
Sự ủng hộ
Trung tâm Khuyến nông của tỉnh năm ngoái đã hỗ trợ 22 hộ nuôi tôm ở các xã Đông Vĩnh và Long Vĩnh, huyện Duyên Hải trên tổng diện tích chăn nuôi là 36 héc-ta.
Các hộ chăn nuôi được hỗ trợ 12 triệu đồng (520 USD)/ mỗi héc-ta để làm chi phí sản xuất, bao gồm 50% chi phí mua tôm sú giống, 50% chi phí mua dụng cụ đo lường chất lượng nước và một phần chi phí để mua thức ăn và các nguyên liệu đầu vào khác.
Họ cũng được tập huấn về các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến mà những kỹ thuật đó giúp họ giảm chi phí sản xuất.
Các hộ được hỗ trợ có năng suất trung bình 700 kg tôm sú sau khi thả nuôi trong 3 tháng và lợi nhuận trung bình là 74 triệu đồng (3,200 đô la Mỹ) mỗi héc-ta.
Anh Huỳnh Hoàng Ân ở xã Long Vĩnh cho biết anh được hỗ trợ nuôi tôm trong khu rừng tràm rộng 2,5 héc-ta.
Chi phí cho tôm ăn không cao vì chúng chủ yếu ăn thức ăn tự nhiên. Ông cho biết: “Tôm nuôi theo mô hình này phát triển tốt, ít mắc bệnh."
Ông Ân đã mở rộng diện tích trồng rừng - nuôi tôm của mình lên 7 héc-ta.
Ông Nguyễn Văn Phùng (Phó Giám đốc Trung tâm) cho biết mô hình trồng rừng - nuôi tôm đã thích ứng tốt với vấn đề biến đổi khí hậu.
Tỉnh đã khuyến khích các hộ nông dân mở rộng vì việc mở rộng mang lại lợi nhuận bền vững và bảo vệ rừng.
Toàn tỉnh hiện có hơn 9,000 héc-ta rừng (chủ yếu là rừng ngập mặn) với tỷ lệ che phủ rừng là 3.63%.
Trong tổng số rừng của tỉnh, có hơn 4,000 héc-ta được trồng bởi các hộ nông dân địa phương những người nuôi tôm trong rừng, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của tỉnh.
Tỉnh có kế hoạch trồng thêm nhiều rừng mới, nhằm mục đích nâng tổng diện tích rừng lên 10,000 héc-ta vào năm 2025. - VNS
Có thể bạn quan tâm
Những kế hoạch phát triển công nghệ cho phép các trang trại chăn nuôi cá được vận hành từ xa dưới sự giám sát và sửa chữa do nhân viên trên đất liền kiểm soát
Một dự án gần đây có liên quan đến cá mú vằn (do các nhà nghiên cứu tại Queens University Belfast dẫn đầu) đang tìm hiểu cách làm thế nào một hình thức
Một loài cá có nguy cơ tuyệt chủng và giàu chất dinh dưỡng từng là thực phẩm chính ở Bangladesh đang sẵn sàng trở lại trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản